Liệu pháp gen sử dụng tế bào gốc tạo máu trong điều trị HIV/AIDS

Các nhà nghiên cứu tại Đại học California (UCLA) của Mỹ vừa công bố nghiên cứu cho biết một liệu pháp gen sử dụng các tế bào gốc tạo máu của chính người bệnh có thể kéo dài sự bảo vệ trước ảnh hưởng của HIV, loại virus gây bệnh AIDS.

Trong báo cáo đăng tải trên tạp chí PLOS Pathogens, các cuộc thử nghiệm trên động vật cho thấy liệu pháp sử dụng tế bào lympho T chứa thụ thể kháng nguyên dạng khảm (Chimeric Antigen Receptor T cells - CAR-T) không chỉ tiêu diệt các tế bào gây bệnh mà tiếp tục duy trì tác dụng này trong hai năm tiếp theo.

Các loại thuốc kháng HIV hiện nay có thể chặn một lượng HIV trong cơ thể tiệm cận mức không thể phát hiện được và chỉ có một phản ứng miễn dịch hiệu quả mới có thể tiêu diệt loại virus này.

Các nhà khoa học cho biết đang tiếp tục tìm kiếm cách thức để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại HIV bằng cách ghép tế bào gốc tạo máu tới các mục tiêu cụ thể và tiêu diệt trực tiếp những tế bào nhiễm HIV trong suốt cuộc đời mỗi cá nhân.

HIV sử dụng tế bào bạch cầu CD4 để lây nhiễm bệnh cho các tế bào khỏe mạnh, các nhà khoa học sử dụng các phân tử CAR để chặn tương tác cần thiết giữa HIV và những tế bào bề mặt phân tử CD4 nhằm tạo tế bào gốc T tác động trực tiếp đến những tế bào nhiễm bệnh.

Theo các nhà khoa học, khi mà các tế bào bạch cầu CD4 trên phân tử CAR kết dính với HIV, các phần khác của phân tử CAR sẽ khởi động các tế bào gốc và tiêu diệt các tế bào nhiễm HIV.

Trong các cuộc thử nghiệm trên chuột và khỉ, tác dụng của các tế bào gốc tạo máu khi sử dụng kỹ thuật CAR-T có thể kéo dài trên hai năm mà không có tác dụng phụ bất lợi nào.

Ngoài ra, những tế bào này được phân bổ thông qua những chuỗi lympho và đường ruột, nơi HIV tái tạo và duy trì chủ yếu trong cơ thể người bệnh.

Liệu pháp CAR-T được coi như phương pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Liệu pháp này đã được áp dụng để chữa trị nhiều dạng bệnh ung thư khác nhau và cho thấy hy vọng có thể được sử dụng để chữa trị cho những bệnh nhân nhiễm HIV tuýp 1.

Điều quan trọng nhất là liệu pháp CAR-T cho thấy hiệu quả trong việc trực tiếp tìm và tiêu diệt những tế bào nhiễm HIV.

Nghiên cứu nói trên có thể giúp tìm ra các phương pháp chữa trị an toàn và kéo dài sự sống cho những bệnh nhân nhiễm HIV.

Thêm vào đó, đây là hướng đi khả quan mới trong nghiên cứu chữa trị, giúp các nhà khoa học có thể tìm đến những sự kết hợp mới hiệu quả hơn như kết hợp với liệu pháp kháng virus HIV (Antiretroviral Therapy) hiện nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Cách xử lý khi bị ong đốt

Cách xử lý khi bị ong đốt

Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News