Liệu pháp mới bằng âm nhạc giúp điều trị hội chứng sa sút trí tuệ

Các nhà khoa học Australia đang phát triển một ứng dụng nhằm sử dụng liệu pháp âm nhạc trong điều trị cho các bệnh nhân bị sa sút trí tuệ.

Giáo sư Felicity Baker tại Trung tâm Nghiên cứu về trị liệu bằng âm nhạc và nghệ thuật sáng tạo, Đại học Melbourne, cho rằng âm nhạc là liệu pháp vô giá, mang lại những ký ức dài hạn cho các bệnh nhân mắc chứng sa sút trí tuệ. Việc nghe những bài hát quen thuộc có thể giúp mọi người có xu hướng quan tâm hơn đến môi trường xung quanh và kết nối với các thành viên trong gia đình thông qua những trải nghiệm âm nhạc có ý nghĩa.


Âm nhạc là liệu pháp vô giá, mang lại những ký ức dài hạn cho các bệnh nhân mắc chứng sa sút trí tuệ. (Ảnh: freepik.com).

Giáo sư Baker cho biết phương pháp trị liệu mới, có tên là Music Attuned Technology - Care via eHealth (MATCH), được thiết kế nhằm kích thích sự hồi tưởng, kiểm soát trạng thái hưng phấn, giảm mức độ nghiêm trọng của các hành vi thách thức chống đối, giảm trầm cảm và cải thiện tâm trạng. Ứng dụng trên sẽ đi kèm với các chương trình hướng dẫn những người chăm sóc trong gia đình sử dụng âm nhạc để giúp giảm các triệu chứng mất trí nhớ ở người thân của họ, chẳng hạn như tình trạng đột nhiên trở nên quẫn trí hoặc tức giận vô cớ.

Ứng dụng trên được phát triển sau 2 đợt thử nghiệm lâm sàng, bao gồm 1 đợt thử nghiệm trị liệu bằng âm nhạc cho các bệnh nhân sa sút trí tuệ tại một cơ sở chăm sóc người cao tuổi và 1 đợt hướng dẫn những người trong gia đình có bệnh nhân sa sút trí tuệ về cách thức hỗ trợ người thân của họ bằng phương pháp âm nhạc tại nhà.

Theo giáo sư Baker, ở giai đoạn cuối cùng, ứng dụng sẽ được kết nối với các cảm biến công nghệ cao gắn trên cơ thể của các bệnh nhân sa sút trí tuệ, nhằm phát hiện sự thay đổi về hành vi, chẳng hạn như bỗng nhiên tức giận. Các cảm biến đc điều khiển bởi “trí tuệ nhân tạo” (AI) sẽ ghi nhớ cấu trúc hành vi của các bệnh nhân nhằm phát hiện bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào và kích hoạt loại nhạc phù hợp để xoa dịu tâm trạng của họ. Ngoài ra, nhịp độ, thể loại và âm lượng nhạc sẽ liên tục được điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Nhóm chuyên gia nghiên cứu về MATCH hiện đang thử nghiệm phương  pháp mới này tại nhiều gia đình trên khắp Australia và tiếp tục phát triển các cảm biến và công nghệ AI đi kèm. Các nhà khoa học hy vọng sẽ triển khai ứng dụng vào thực tế trong năm 2023, còn hệ thống cảm biến sẽ được ra mắt vào năm 2025.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News