Linh dương nhanh trí giả chết, thoát nạn trong tình huống kịch tính

Bản năng sinh tồn trong thời khắc sinh tử đã giúp con linh dương thoát chết đầy kịch tính khi rơi vào nanh vuốt của báo săn.

Đoạn video kịch tính ghi lại cuộc đi săn của gia đình báo săn (báo gê-pa), khi báo mẹ dẫn bầy con đi kiếm ăn. Bằng cách theo dõi kỹ năng của báo mẹ, những con báo con sẽ có thêm kinh nghiệm, và trở thành những thợ săn thực thụ.

Sau khi xác định con mồi, báo mẹ ra tín hiệu cho bầy con tập trung quan sát và lặng lẽ áp sát mục tiêu. Với tốc độ vượt trội, báo mẹ nhanh chóng bứt tốc, rồi tóm gọn linh dương dù con vật vẫn ra sức chống cự.

Sau những phút căng thẳng, con báo dường như đã khuất phục được con mồi bằng đòn hiểm cắn vào cổ. Con linh dương sau một hồi giao chiến, dường như đã bỏ cuộc. Nó đổ gục xuống đất, không mảy may động đậy.

Do chủ quan, báo mẹ sớm nhả mồi, đứng nhìn đàn con vây quanh sung sướng, và chuẩn bị tận hưởng bữa ăn. Bài học đi săn tưởng như đã kết thúc đúng kịch bản.

Tuy nhiên chỉ trong tích tắc, con linh dương tưởng đã chết bỗng nhiên bật dậy, rồi lao vọt đi trước sự ngỡ ngàng của mẹ con báo săn. Lúc này, chúng mới vội vã đuổi theo con mồi, nhưng không kịp.

Hóa ra, linh dương chỉ giả chết, nằm bất động để đánh lừa những con báo mất cảnh giác, rồi lựa thời cơ bỏ trốn. Chỉ một thoáng sơ suất, báo săn đã chịu thua trước màn giả chết "đẳng cấp" của đối thủ.


Chỉ một thoáng sơ suất, báo săn đã chịu thua trước màn giả chết "đẳng cấp" của đối thủ.

Giả chết (Apparent death) hay hiện tượng chết cứng (Tonic Immobility-TI) là hành vi thường thấy ở động vật, trong đó con vật cố tình làm ra vẻ như đã chết. Để làm điều này, chúng thường giảm nhịp tim xuống thấp nhất, thậm chí ngừng thở và rơi vào trạng thái hôn mê. Ở một số loài, chúng thậm chí có thể phát ra mùi hôi thối, lè lưỡi, miệng nhỏ dãi, quằn quại... nhằm tăng tính thuyết phục cho cái chết giả.

Hiện tượng giả chết rất dễ bắt gặp trong tự nhiên, gồm hàng trăm loài động vật từ linh dương, linh cẩu, vượn cáo, thạch sùng, ếch nhái, kiến… cho đến các loài lưỡng cư, gà, thậm chí cả cá mập, cũng có thể sử dụng với mục đích sinh tồn.

Sở dĩ giả chết giúp con mồi có khả năng sống sót cao hơn, là bởi hầu hết các loài động vật ăn thịt hứng thú với việc rượt đuổi và giết ngay con mồi của mình để ăn thịt sống. Trong khi đó đối với những con vật đã chết, chúng lại thường không có hứng thú vì lo sợ thịt bị ôi, hay dịch bệnh.

Ở một số loài, phương pháp giả chết còn được sử dụng để săn mồi, điển hình như cá hoàng đế. Những con cá này thường thả nổi cơ thể của chúng trên mặt nước gần bờ.

Khi các sinh vật nhỏ hoặc côn trùng tới gần, chúng nhanh chóng chộp lấy. Ước tính mỗi lần cá hoàng đế giả chết, chúng có thể kéo dài trong 15 phút, với tỷ lệ đớp mồi thành công là 1/6.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 17/05/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 15/05/2025
15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Đăng ngày: 15/05/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 13/05/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 12/05/2025
Phát hiện

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột. 

Đăng ngày: 11/05/2025
Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News