Lộ diện đài thiên văn 4.500 tuổi do các ngôi mộ ghép thành
"Đài thiên văn tử thần" vừa được khai quật ở Hà Lan gồm những gò đất chứa hài cốt được căn chỉnh chuẩn xác với hoạt động của các thiên thể, cùng dấu tích của các nghi lễ bí ẩn.
Theo Live Science, công trình được đặt biệt danh "Stonehenge" Hà Lan này là một khu di tích 4.500 tuổi với hàng chục ngôi mộ được chôn cất trong khoảng thời gian từ năm 2500 đến năm 1200 trước Công Nguyên.
Nhưng nó không phải một nghĩa trang bình thường: Các gò mộ được sắp đặt để tạo thành một đài thiên văn rùng rợn.
"Đài thiên văn tử thần" ở Hà Lan - (Ảnh: TP Tiel).
Nhóm chuyên gia khảo cổ học TP Tile - Hà Lan đã tiếp quản hiện trường. Cuộc phân tích cho thấy các gò mộ cổ được đăng thẳng hàng với Mặt Trời và các điểm chí, điểm phân trong năm (Hạ chí, Đông chí, Xuân phân, Thu phân).
Gò mộ lớn nhất chứa hài cốt của phụ nữ, đàn ông và nhiều trẻ em đã chết trong khoảng thời gian nói trên; trong khi nhiều ngôi mộ cổ riêng lẻ nằm rải rác xung quanh. Một số người được chôn cất, một số người được hỏa táng trước khi chôn.
Các sắp xếp cho thấy rõ ràng khu vực đã được sử dụng như một đài thiên văn sơ khai, nơi người ta quan sát các thiên thể và dự đoán mùa màng, phục vụ nông nghiệp. Trong đó gò chôn cất lớn nhất đánh dấu sự chuyển động của Mặt trời và được dùng như một quyển lịch.
Một số đồ tạo tác quý giá được chôn một cách hữu ý ở những vị trí liên quan đến thiên văn, chẳng hạn một mũi giáo đồng ở tư thế bị cắm xuống đất ở vị trí tia nắng đi xuyên qua một lỗ trong cấu trúc tổng thể của đài thiên văn.
Các cuộc chôn cất được phủ bóng bởi những nghi lễ bí ẩn; trong khi mỗi ngôi mộ được chôn cất thêm đều đóng vai trò nhất định trong các nghi lễ sau đó.
Một số hố rỗng, cọc và xô cũng được tìm thấy trong khu vực, có thể phục vụ các nghi lễ tẩy rửa.
"Đài thiên văn tử thần" được phát hiện tình cờ vào năm 2016 giữa một khu công nghiệp. Các nhà khoa học đã dành khoảng 1 năm để khai quật nó và lấy lên hơn 1 triệu hiện vật xuyên qua các thời đại đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, thời La Mã chiếm đóng, thời Trung Cổ.
Họ đã mất 6 năm để phân tích và ghép nối các hiện vật và đến nay cuộc nghiên cứu vẫn tiếp diễn.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.
