Lộ diện quái điểu lai khủng long cao 5m ở Trung Quốc

 Sinh vật lạ ở Phúc Kiến - Trung Quốc hơi giống đà điểu nhưng lại là khủng long, được mô tả là "kinh dị hơn phim Công viên kỷ Jura".

Theo Sci-News, một nhóm nghiên cứu cổ sinh vật học quốc tế đã phát hiện ra một loạt dấu chân khủng long dạng chim hóa thạch tại địa điểm hóa thạch Longxiang ở tỉnh Phúc Kiến - Trung Quốc.

Trong đó, các dấu chân hóa thạch nhỏ hơn dài 11 cm, thuộc về một loài khủng long đã biết mang tên Velociraptorichnus.

Thế nhưng bên cạnh đó còn có dấu chân khổng lồ khác dài 36 cm, tiết lộ về một loài điểu long hoàn toàn mới.

Lộ diện quái điểu lai khủng long cao 5m ở Trung Quốc
Ảnh đồ họa mô tả loài khủng long mới (trái) và các hóa thạch đã được tìm thấy - (Ảnh: Yingliang/iSCIENCE)

Hóa thạch dấu chân trông có vẻ ít hoành tráng hơn so với hóa thạch xương, nhưng lại có giá trị cực cao đối với ngành khảo cổ, nhất là khi mô tả các loài mới thuộc về một nhóm đã biết.

Các dấu chân không chỉ tiết lộ hình dáng sơ bộ của con vật, mà còn là "phim âm bản" 3D mô tả hình dáng bên ngoài, bao gồm lớp da, các thớ cơ... và giúp các nhà khoa học phục dựng lại cách con vật đã di chuyển trên mặt đất, từ đó suy ra tập tính của loài.

Trong trường hợp này, các dấu chân bảo tồn hoàn hảo đã giúp Trung Quốc ghi thêm tên một loài mới vào dòng họ Troodontid - tức "điểu long răng khía" - là Fujianipus yingliangi.

Theo bài công bố trên tạp chí iScience, con điểu long này và các loài anh em thuộc về một dòng họ lớn hơn gọi là deinonychosaur, chính là nhóm sinh vật chuyển tiếp giữa khủng long và chim.

Vì vậy, như các điểu long khác, Fujianipus yingliangi mang thân hình hơi giống một con đà điểu với cánh nhỏ và cặp chân chắc khỏe, nhưng vẫn có răng và vẫn là khủng long.

Nó cũng là một loài săn mồi đỉnh cao trong khu vực.

“Nó cao khoảng 5m với đôi chân dài 1,8m, vượt xa kích thước của những con chim ăn thịt được mô tả trong Công viên kỷ Jura. Hãy tưởng tượng thứ gì đó như thế đang lao tới với tốc độ tối đa” - TS Anthony Romilio từ Đại học Queensland (Úc), thành viên nhóm nghiên cứu mô tả.

Để xác định loài mới, các dấu vết nói trên đã được so sánh với các dấu vết khủng long hai ngón đã được biết đến khác trên khắp Châu Á, Bắc, Nam Mỹ và Châu Âu.

Đa số điểu long được tìm thấy ở khu vực có vĩ độ cao, gần Bắc Cực, nhưng phát hiện mới tại Phúc Kiến cho thấy nhóm khủng long này đã phân tán xa hơn về phía Nam so với tưởng tượng.

Cuộc nghiên cứu còn có sự góp mặt của các nhà khoa học từ Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc, Đại học Hạ Môn, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đá Yingliang, Viện khảo sát địa chất Phúc Kiến (Trung Quốc), Trường Đại học Colorado ở Denver và Đại học Charleston (Mỹ).

Loading...
TIN CŨ HƠN
DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế hùng mạnh châu Âu

DNA tiết lộ mô hình tình dục và hôn nhân ở đế chế hùng mạnh châu Âu

Nghiên cứu phân tích DNA cổ đại lấy từ các ngôi mộ của người Avar đã tiết lộ về nguồn gốc, cũng như mô hình tình dục và hôn nhân của đế chế hùng mạnh này.

Đăng ngày: 29/04/2024
Argentina phát hiện hóa thạch loài khủng long ăn cỏ cách đây 90 triệu năm

Argentina phát hiện hóa thạch loài khủng long ăn cỏ cách đây 90 triệu năm

Loài khủng long mới này là loài động vật ăn cỏ hai chân, đặc điểm quan trọng nhất là chiếc đuôi có độ cong hướng xuống không giống như các loài khủng long khác là đuôi nằm ngang.

Đăng ngày: 29/04/2024
Phát hiện

Phát hiện "mộ zombie" bí ẩn 4.200 năm tuổi ở Đức

Các nhà khảo cổ học Đức đã tình cờ tìm thấy một khu vực mà họ gọi là " mộ zombie" trong quá trình kiểm tra để chuẩn bị cho công trình mở rộng mạng lưới điện.

Đăng ngày: 28/04/2024
Khai quật ngôi mộ 2.200 năm có thể thuộc về vua nước Sở

Khai quật ngôi mộ 2.200 năm có thể thuộc về vua nước Sở

Các nhà khảo cổ suy đoán ngôi mộ 2.200 năm lớn và cao cấp nhất từ thời Chiến quốc, có thể thuộc về Sở Khảo Liệt vương, trị vì năm 262 - 238 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 28/04/2024
Đắk Nông phát hiện hơn 1000 hiện vật khảo cổ có niên đại hơn 4000 năm

Đắk Nông phát hiện hơn 1000 hiện vật khảo cổ có niên đại hơn 4000 năm

Sáng 26/4, Sở VHTT-DL tỉnh Đắk Nông phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật Di chỉ khảo cổ thôn 8, xã Đắk Wil, huyện Cư Jút.

Đăng ngày: 27/04/2024
Tàn tích nhà nghỉ hoàng gia cổ đại được phát hiện ở Bắc Sinai, Ai Cập

Tàn tích nhà nghỉ hoàng gia cổ đại được phát hiện ở Bắc Sinai, Ai Cập

Các nghiên cứu khoa học sơ bộ cho thấy tòa nhà được phát hiện có từ thời Vua Thutmose III (1481-1425 trước Công nguyên) và có thể được sử dụng làm nhà nghỉ hoặc cung điện hoàng gia.

Đăng ngày: 27/04/2024
100 triệu năm trước, sa mạc Sahara là nơi sinh sống của cá sấu có thể chạy như một vận động viên

100 triệu năm trước, sa mạc Sahara là nơi sinh sống của cá sấu có thể chạy như một vận động viên

Theo các nhà khoa học, cá sấu SuperCroc có thể chạy với tốc độ lên đến 32 km/h trên quãng đường ngắn. Tốc độ này tương đương với tốc độ chạy của một vận động viên chạy nước rút ở cấp độ Olympic.

Đăng ngày: 27/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News