Lộ diện quái thú 252 triệu tuổi to như cọp, da tê giác, mình khủng long
Một quái thú hung dữ, kỳ lạ, sống trên siêu lục địa Pangea của kỷ Nhị Điệp, đã được khôi phục từ lưu vực Karroo ở Nam Phi.
Quái thú trông như một phiên bản cổ xưa của cọp răng kiếm, sống vào khoảng 252 triệu năm trước, tức thuộc kỷ Nhị Điệp, là kỷ địa chất ngay trước kỷ Tam Điệp mà những con khủng long đầu tiên ra đời.
Theo Sci-News, đó là những con Inostrancevia, mà hóa thạch vừa lộ diện ở Nam Phi cho thấy chúng đã di cư 11.300km qua Pangea, lấp đầy khoảng trống trong hồ sơ cổ sinh vật học về một hệ sinh thái đã mất, với những quái thú ăn thịt hàng đầu đã tự tuyệt chủng một cách bí ẩn.
Quái thú Inostrancevia của kỷ Nhị Điệp - (Ảnh đồ họa: Matt Celeskey).
Tiến sĩ Pia Viglietti, nhà cổ sinh vật học thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field (Mỹ) và Đại học Witwatersrand (Nam Phi), cho biết: "Tất cả các loài săn mồi lớn hàng đầu ở kỷ Nhị Điệp muộn ở Nam Phi đã tuyệt chủng trước cả cuộc tuyệt chủng hàng loạt ở cuối kỷ Permi".
Trong giai đoạn ngắn ngủi vắng bóng các loài săn mồi đã biết đó, Inostrancevia xuất hiện.
Nó được mô tả là có kích thước như một con hổ hiện đại, da dày và khó xuyên thủng như tê giác hay voi, thân hình lại khá giống khủng long.
Nhưng bất chấp ngoại hình lạ lùng đó, Inostrancevia một phần của nhóm động vật cổ đại bao gồm động vật có vú hiện đại.
Trước đó, một số hóa thạch ít ỏi của nó từng được phát hiện ở Đông Âu. Nhưng việc nó di cư đến tận Nam Phi là điều hoàn toàn bất ngờ. Gọi là di cư bởi nó đúng là động vật bản địa của vùng mà ngày nay là Đông Âu, không phải của vùng ngày nay là Nam Phi, dẫu thời điểm đó tất cả vẫn đang cùng năm trên một siêu lục địa.
Các loài ăn thịt địa phương thực sự đã tuyệt chủng khá lâu trước cả cuộc tuyệt chủng đại tuyệt chủng kỷ Permi mà Karoo thuộc vùng trung tâm. Quái thú Inostrancevia xuất hiện để lấp đầy khoảng trống nhưng rồi biến mất đột ngột ngay khi đại tuyệt chủng khởi đầu.
Phát hiện giúp làm đầy thêm bức tranh phức tạp mà các sinh vật trên Trái Đất đã trải qua các đại tuyệt chủng, cũng như nỗ lực thích nghi, di cư của chúng để tránh thảm họa đang thành hình.
Điều này cũng khẳng định việc các loài săn mồi đỉnh cao trong môi trường hiện đại có xu hướng cho thấy nguy cơ tuyệt chủng cao và có xu hướng nằm trong số những loài đầu tiên bị tuyệt chủng cục bộ khi môi trường thay đổi, do tự nhiên lẫn do con người.
Nghiên cứu vừa được công bố trực tuyến trên tạp chí Current Biology.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen
Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được
Các nhà khảo cổ học nhận định, chất lỏng ở bên trong chai rượu vang 1.700 năm tuổi có thể vẫn uống được nhờ được bảo quản đặc biệt.
