Lò hương chứa cần sa trong ngôi mộ 2.500 năm ở Trung Quốc

Dư lượng cần sa tìm thấy trong ngôi mộ cổ ở vùng núi phía tây Trung Quốc là bằng chứng sớm nhất về việc sử dụng loài cây này.

Các nhà khoa học đến từ Trung Quốc và Đức phân tích mẩu gỗ và đá bị đốt từ vại gốm trong các ngôi mộ và kết quả trùng khớp với thành phần hóa học của cần sa, trong đó có lượng lớn tetrahydrocannabinol (THC), chất kích thích thần kinh chính ở loài cây này. Trong nghiên cứu công bố hôm 12/6 trên tạp chí Science Advances, nhóm tác giả kết luận cần sa có thể được sử dụng trong các nghi thức mai táng như một cách giao tiếp với thần linh hoặc người chết.

Lò hương chứa cần sa trong ngôi mộ 2.500 năm ở Trung Quốc
Lò hương và đá dùng để đốt cần sa. (Ảnh: CNN).

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không chắc chắn liệu người xưa có hút cần sa theo cách tương tự ngày nay hay không. Nhiều khả năng cần sa được đốt như hương trong không gian kín để hít. Tiến sĩ Nicole Boivin, giám đốc cục Khoa học Lịch sử Nhân loại ở Viện Max Planck, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết người cổ đại đốt cần sa trên đá nóng bên trong lò hương bằng gỗ. Theo tiến sĩ Boivin, đây là cách duy nhất để hít cần sa trước khi xuất hiện ống hút.

Nhóm nghiên cứu tìm thấy 10 lò hương ở nghĩa trang Jirzankal trên dãy núi Pamir gần biên giới giữa Trung Quốc và Pakistan. Cần sa được trồng ở Đông Á để lấy hạt và sợi ít nhất từ 4.000 năm trước Công nguyên. Tuy nhiên, ở thời sơ khai, nhiều loài cần sa gieo trồng cũng như cần sa dại có lượng chất kích thích thần kinh rất thấp.

Nhiều sử gia cho rằng việc hút cần sa bắt nguồn từ thảo nguyên Trung Á cổ đại nhưng căn cứ duy nhất là một đoạn bút tích của sử gia Hy Lạp Herodotus viết vào cuối thiên niên kỷ đầu tiên trước Công nguyên. Theo nhóm tác giả, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thuyết phục về tập tục hút cần sa ở khu vực này dù họ vẫn chưa rõ những người chôn cất ở nghĩa trang Jirzankal có chủ động trồng cần sa hay không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao không được phá tường giữa các chiến binh đất nung trong lăng Tần Thủy Hoàng?

Tại sao không được phá tường giữa các chiến binh đất nung trong lăng Tần Thủy Hoàng?

Trong lăng Tần Thủy Hoàng, giữa các hàng tượng đất nung luôn có những bức tường đất cao theo thứ tự. Vậy lý do gì các nhà khảo cổ không phá bỏ hoặc khai quật những bức tường ấy ?

Đăng ngày: 14/06/2019
Phát hiện hóa thạch khủng long giống quái vật hồ Loch Ness ngoài đời thực

Phát hiện hóa thạch khủng long giống quái vật hồ Loch Ness ngoài đời thực

Hoá thạch của loài khủng long khổng lồ sống dưới đại dương được các nhà khảo cổ mới tìm thấy ở Nam Cực.

Đăng ngày: 11/06/2019
Phát hiện thành phố dưới nước 5.000 năm tuổi tuyệt đẹp ở Thổ Nhĩ Kỳ

Phát hiện thành phố dưới nước 5.000 năm tuổi tuyệt đẹp ở Thổ Nhĩ Kỳ

Công nhân thành phố đã phát hiện ra bằng chứng về một nền văn minh cổ đại khi họ đi tìm giải pháp cho lũ lụt cục bộ.

Đăng ngày: 11/06/2019
Đầu quái thú 40.000 năm vẫn nguyên vẹn tại vùng Siberia

Đầu quái thú 40.000 năm vẫn nguyên vẹn tại vùng Siberia

Phần đầu quái thú thời tiền sử được bảo vệ tốt đến mức não bên trong sau hàng chục thiên niên kỷ vẫn không bị phân hủy.

Đăng ngày: 10/06/2019
Mở quách 1.000 năm tuổi nghi chứa hài cốt giáo sĩ từ thế kỷ 11

Mở quách 1.000 năm tuổi nghi chứa hài cốt giáo sĩ từ thế kỷ 11

Các nhà khảo cổ học khai quật được chiếc quách 1.000 năm tuổi ở Mainz, Đức, bên trong chứa dấu vết thi thể đã phân hủy của một người được cho là cựu tổng giám mục từ thế kỷ 11.

Đăng ngày: 10/06/2019
Cực sốc hài cốt “người chim” trong mộ cổ 5.000 tuổi

Cực sốc hài cốt “người chim” trong mộ cổ 5.000 tuổi

Các chuyên gia mới công bố phát hiện đáng chú ý về ngôi mộ cổ 5.000 tuổi ở Siberia.

Đăng ngày: 09/06/2019
Phát hiện người thời kỷ băng hà ở Siberia thông qua răng sữa

Phát hiện người thời kỷ băng hà ở Siberia thông qua răng sữa

Con người đã sinh sống ở Siberia được khoảng 40.000 năm, và một phân tích di truyền mới được thực hiện nhờ tìm thấy răng sữa cổ đại sẽ mang tới tri thức về loài người cổ đại từng sống tại đây.

Đăng ngày: 08/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News