Lò nung chảy chất thải phóng xạ lớn nhất thế giới

Lò nung chảy chất thải phóng xạ lớn nhất thế giới đạt nhiệt độ hoạt động dự kiến là 1.150 độ C trong lần chạy thử thứ hai.

Theo dự kiến, lò nung chảy đầu tiên dùng để xử lý chất thải ở nhà máy thủy tinh hóa tại khu tổ hợp hạt nhân Hanford ở Đông Washington sẽ duy trì nhiệt độ đó trong vài ngày. Sau đó, kính mờ sẽ được thêm vào như bước tiếp theo trong quá trình kiểm tra lò nung chảy. Theo Ed Dawson, phát ngôn viên Bộ Năng lượng Mỹ, hoàn thành làm nóng lò nung chảy đầu tiên là một bước quan trọng đối với xử lý chất thải ở Hanford, Yahoo hôm 25/7 đưa tin.

Lò nung chảy chất thải phóng xạ lớn nhất thế giới
Công nhân ở Hanford đứng gần buồng nung chảy đầu tiên. (Ảnh: Yahoo).

Lò nung chảy sẽ hoạt động liên tục trong 5 năm. Quá trình xây dựng nhà máy thủy tinh hóa bắt đầu cách đây 21 năm. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ bắt đầu xử lý chất thải ít phóng xạ nhất ở bể lưu trữ dưới lòng đất tại Hanford vào cuối năm 2024 hoặc 2025, biến nó thành dạng thủy tinh ổn định để vứt bỏ.

Các bể dưới lòng đất ở Hanford chứa 212 triệu lít chất thải phóng xạ và hóa học độc hại từ quá trình sản xuất gần 2/3 lượng plutonium dùng trong chương trình vũ khí hạt nhân của Mỹ dưới thời Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh. Bechtel National, nhà thầu xây dựng và bàn giao nhà máy thủy tinh hóa cho Bộ Năng lượng Mỹ, tìm cách làm nóng lò nung chảy 300 tấn đầu tiên của nhà máy hôm 8/10/2022.

Tuy nhiên, quá trình làm nóng buộc phải dừng lại sau nửa đêm ngày 10/10/2022 với nhiệt độ chỉ gần 150 độ C do phát hiện vấn đề về cung cấp điện cho thiết bị nung khởi động của lò. Các kỹ sư phải rà soát toàn hệ thống để hiểu rõ nguyên nhân vấn đề, kiểm tra chi tiết mọi thiết bị của lò nung chảy và thiết kế lại một số chỗ. Họ cũng mua, kiểm tra và lắp đặt vài thiết bị mới. Lần thử nghiệm thứ hai bắt đầu và lò nung chảy đạt nhiệt độ 1.150 độ C chiều hôm 20/7.

Sau khi thêm kính mờ vào lò nung chảy, bộ thiết bị nung thứ hai thay thế thiết bị nung khởi động sẽ được bật. Chúng sẽ truyền dòng điện qua bể thủy tinh nung chảy. Sau đó, máy sục khí sẽ được lắp đặt, giúp thổi khí vào đáy bể thủy tinh của lò, ngăn các điểm nóng hình thành. Lò nung chảy có kích thước 6 x 9 m và cao 4,6 m, lớn gấp 5 lần lò nung chảy đang hoạt động ở Cơ sở xử lý chất thải quốc phòng ở khu Savannah River của DOE tại Nam Carolina.

Thử nghiệm làm nóng sẽ giúp chuẩn bị cho bước tiếp theo của công tác bàn giao, đó là kiểm tra lò nung chảy, sử dụng vật liệu phi phóng xạ để mô phỏng chất thải. Tòa án liên bang giao cho DOE thời hạn bắt đầu thủy tinh hóa chất thải độ phóng xạ cao vào năm 2033.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thái Lan trình làng

Thái Lan trình làng "Mặt trời nhân tạo" đầu tiên

Lò phản ứng nhiệt hạch Thái Lan Tokamak-1, cỗ máy do Thái Lan và Trung Quốc hợp tác phát triển, bắt đầu vận hành hôm 25/7.

Đăng ngày: 27/07/2023
Trung Quốc xây tháp vi trọng lực cao 40m

Trung Quốc xây tháp vi trọng lực cao 40m

Các chuyên gia xây cơ sở mới để thực hiện các thí nghiệm vi trọng lực giúp thúc đẩy nghiên cứu không gian.

Đăng ngày: 22/07/2023
Cận cảnh công trình xuyên núi hơn 7 tỷ USD nối liền hai dòng sông ở Trung Quốc

Cận cảnh công trình xuyên núi hơn 7 tỷ USD nối liền hai dòng sông ở Trung Quốc

Công trình trị giá hơn 7 tỷ USD nối liền hai sông Hoàng Hà và Dương Tử đã hoàn thành sau hơn 10 năm xây dựng.

Đăng ngày: 21/07/2023
Chiêm ngưỡng những sân bay có kiến trúc đẹp nhất thế giới

Chiêm ngưỡng những sân bay có kiến trúc đẹp nhất thế giới

Những sân bay tuyệt đẹp này không chỉ mang lại ấn tượng về lối kiến ​​trúc độc đáo mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử khu vực.

Đăng ngày: 20/07/2023
Ấn Độ sắp hoàn thành tòa nhà văn phòng lớn nhất thế giới

Ấn Độ sắp hoàn thành tòa nhà văn phòng lớn nhất thế giới

Tòa nhà Surat Diamond Bourse có chi phí 388 triệu USD với 660.000 m2 diện tích mặt sàn, vượt Lầu Năm Góc ở Mỹ để lập kỷ lục tòa nhà văn phòng lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 20/07/2023
Trạm năng lượng Mặt trời có thể truyền điện cho Mặt trăng

Trạm năng lượng Mặt trời có thể truyền điện cho Mặt trăng

Các kỹ sư Thụy Sĩ lên kế hoạch xây trang trại điện Mặt trời có thể cung cấp điện liên tục cho căn cứ Mặt trăng dưới dạng vi sóng.

Đăng ngày: 19/07/2023
Kính viễn vọng Mặt trời lớn nhất thế giới bắt đầu chạy thử

Kính viễn vọng Mặt trời lớn nhất thế giới bắt đầu chạy thử

Kính viễn vọng vô tuyến Mặt Trời Daocheng (DSRT) trên cao nguyên Thanh Tạng bắt đầu thử nghiệm nghiên cứu Mặt Trời hôm 14/7.

Đăng ngày: 17/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News