Thái Lan trình làng "Mặt trời nhân tạo" đầu tiên
Lò phản ứng nhiệt hạch Thái Lan Tokamak-1, cỗ máy do Thái Lan và Trung Quốc hợp tác phát triển, bắt đầu vận hành hôm 25/7.
Các lò phản ứng tokamak được ví như "Mặt trời nhân tạo" với khả năng mô phỏng quá trình tổng hợp hạt nhân hay phản ứng nhiệt hạch diễn ra bên trong Mặt trời. Lò phản ứng Thái Lan Tokamak-1 là nỗ lực chung giữa Viện Công nghệ Hạt nhân Thái Lan và Viện Vật lý Plasma thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Cỗ máy đi vào vận hành hôm 25/7, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nghiên cứu năng lượng bền vững và quan hệ hợp tác khoa học giữa hai nước.
Các nhà khoa học Trung Quốc và Thái Lan hợp tác lắp đặt lò Thái Lan Tokamak-1. (Ảnh: SCMP).
Đây là lò tokamak đầu tiên của một thành viên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thái Lan cũng lên kế hoạch tự thiết kế và chế tạo lò tokamak riêng để sử dụng trong nước vào thập kỷ tới, với mục tiêu trở thành trung tâm phát triển công nghệ nhiệt hạch của Đông Nam Á.
Năng lượng nhiệt hạch được coi là "năng lượng tối cao" cho một tương lai trung hòa carbon vì quá trình sản xuất không phát ra khí nhà kính hay chất thải phóng xạ hạt nhân. Sản phẩm phụ chủ yếu là heli, một loại khí trơ, không độc.
Giới khoa học đã nghiên cứu về nhiệt hạch suốt nhiều thập kỷ nhằm tìm ra cách thức bền vững và tiết kiệm chi phí để đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới. Họ muốn chế tạo các thiết bị nhiệt hạch bắt chước phản ứng nhiệt hạch của Mặt trời và các ngôi sao khác.
Phản ứng nhiệt hạch cung cấp năng lượng cho Mặt trời. Trong đó, các hạt nhân hydro va chạm và hợp nhất thành nguyên tử heli nặng hơn, giải phóng mức năng lượng khổng lồ. Phản ứng nhiệt hạch diễn ra trong trạng thái vật chất gọi là plasma - chứa đầy ion nóng và tích điện - ở mức nhiệt khoảng 10 triệu độ C, theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Thái Lan Tokamak-1 được nâng cấp từ HT-6M, lò phản ứng tokamak do Viện Vật lý Plasma Trung Quốc phát triển năm 1984. Thiết bị này chính thức ngừng hoạt động vào năm 2002, sau 18 năm vận hành. Năm 2017, Viện Vật lý Plasma Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác với Viện Công nghệ Hạt nhân Thái Lan và thông báo tặng tokamak cho Thái Lan. Viện này cũng giúp Thái Lan lắp đặt và vận hành lò phản ứng, đồng thời hỗ trợ đào tạo chuyên viên trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển năng lượng nhiệt hạch.
Lò phản ứng tokamak đã vượt qua các cuộc kiểm tra và được chuyển giao cho Viện Công nghệ Hạt nhân Thái Lan tháng 12/2022. Toàn bộ cỗ máy gồm 462 bộ phận chính, nặng hơn 84 tấn. Cuộc thử nghiệm thành công đầu tiên của thiết bị đã diễn ra ngày 21/4, theo Nopporn Poolyarat, người đứng đầu bộ phận nhiệt hạch và plasma của Viện Công nghệ Hạt nhân Thái Lan.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

Cận cảnh công trình xuyên núi hơn 7 tỷ USD nối liền hai dòng sông ở Trung Quốc
Công trình trị giá hơn 7 tỷ USD nối liền hai sông Hoàng Hà và Dương Tử đã hoàn thành sau hơn 10 năm xây dựng.

Arab Saudi xây nhà chọc trời nằm ngang dài 120km
Arab Saudi lên kế hoạch xây dựng Mirror Line, hai tòa nhà chọc trời song song trải dài 120km, cắt ngang bờ biển, núi và sa mạc với chi phí lên tới 1.000 tỷ USD.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Đền Athèna và quần thể kiến trúc Acropole
Acropole là tên gọi của những quần thể công trình đền đài, tường thành, xây dựng trên những khu đồi cao, dùng vào mục đích lễ nghi hay tôn giáo. Khi ta dùng chữ Acropole với chữ A viết hoa ở đầu dó có nghĩa là Acropole ở Athènes

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn
Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.
