Lò phản ứng nhiệt hạch nóng gần một tỷ độ C
Lò phản ứng nhiệt hạch sử dụng nhiên liệu hydro – boron mới của công ty TAE Technologies sẽ đạt nhiệt độ gần một tỷ độ C sau khi hoàn thành.
Lò phản ứng thế hệ thứ 6 Copernicus có thể tạo ra năng lượng thuần vào giữa thập kỷ này. (Ảnh: TAE)
TAE Technologies hôm 12/8 thông báo công ty đã thu hút đủ vốn đầu tư cho quá trình xây dựng lò phản ứng nghiên cứu tiếp theo mang tên Copernicus. Trước đó, TAE đã đạt nhiệt độ hơn 75 triệu độ C và chứng minh khả năng kiểm soát plasma theo thời gian thực với thiết kế lò phản ứng nhiệt hạch tiên tiến gọi là Norman.
Là nhà tiên phong trong lĩnh vực nhiệt hạch hydro - boron, phương pháp không thải phóng xạ mà TAE sử dụng là cách nhanh, khả thi và hiệu quả nhất để cung cấp cho mạng lưới lượng điện lớn. Với lò phản ứng Copernicus, mục tiêu của TAE là xây dựng cơ sở rộng 1.076.391 m2 ở Irvine, California để chứng minh cấu hình đảo trường từ dẫn bằng chùm tia (FRC) có thể sản sinh năng lượng thuần, bước cuối cùng để thương mại hóa năng lượng nhiệt hạch sạch. Khi hoàn thành, Copernicus có thể đạt nhiệt độ gần một tỷ độ C.
Lò phản ứng Norman được phát triển bởi TAE duy trì plasma ở nhiệt độ 30 triệu độ C, ra mắt vào năm 2017. Cỗ máy thể hiện khả năng duy trì plasma ổn định ở trên 75 triệu độ C, lớn gấp 250% mục tiêu ban đầu, sau 5 năm thí nghiệm.
Tính đến nay, TAE đã kêu gọi được tổng cộng 1,2 tỷ USD vốn đầu tư cho giai đoạn phát triển lò nhiệt hạch thương mại. Công ty hướng tới cung cấp giải pháp dài hạn cho nhu cầu điện ngày càng gia tăng nhanh chóng trên thế giới. Do không thải carbon và bụi mịn, phương pháp an toàn của TAE giảm tối đa bất kỳ tác động tiêu cực nào tới môi trường hoặc biến đổi khí hậu. Các nhà đầu tư mới nhất của công ty bao gồm Chevron, Google, Reimagined Ventures, Sumitomo Corporation of Americas, và TIFF Investment Management.

Giải mã công trình nghìn năm của Tần Thủy Hoàng khiến thế giới sửng sốt
Công trình được Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây dựng cách đây hơn 2.000 năm khiến hậu thế bất ngờ vì hoàn thành chỉ trong một thời gian rất ngắn mà giá trị mang lại vô cùng to lớn.

Cây cầu nước "phá vỡ mọi định luật vật lý" tại Hà Lan
Có rất nhiều điều kì vĩ trên thế giới mà thật đáng tiếc nếu bạn chưa từng được nhìn thấy, dù là trực tiếp hay gián tiếp.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Nói đến Hà Lan, người ta thường nghĩ đến bản lĩnh và quyết tâm của người dân nơi đây trong việc chế ngự các thảm kịch do bão lũ và nước biển dâng.

9 công trình kiến trúc "để đời" của Singapore
Quốc đảo sư tử với diện tích nhỏ và số dân khiêm tốn nhưng lại là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất Đông Nam Á. Vì sao vậy?

Thăm khu hầm mộ hạt nhân đầu tiên trên thế giới, nơi 6.500 tấn chất thải phóng xạ sẽ yên nghỉ trong 10 vạn năm
Nền móng phía dưới Onkalo đã ổn định trong ít nhất 1 tỷ năm qua. Các nhà địa chất học cho biết khu vực này sẽ không phải hứng chịu thêm bất kỳ trận động đất nào cho đến tận kỷ băng hà tiếp theo.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.
