Một trong những ngôi sao sáng nhất bầu trời vừa nổ

Cách đây 2 năm, các nhà khoa học của NASA đã chụp được hình ảnh ngôi sao bị mờ và nhận định đó là bước đầu của sự kiện siêu tân tinh, khi một ngôi sao hết vòng đời và nổ tung.

Theo Cnet, ngôi sao đỏ khổng lồ Betelgeuse đang ở cuối vòng đời, tính theo quy chuẩn thời gian vũ trụ. Từ năm 2019, các nhà thiên văn học đã sử dụng Kính Viễn vọng Không gian Hubble của NASA và các đài quan sát khác để xác định giả thuyết chúng ta sắp quan sát được vụ nổ của ngôi sao.

Sau khi phân tích dữ liệu, các nhà khoa học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard và Smithsonian nhận định chỉ có một phần bề mặt của Betelgeuse nổ, phóng lượng lớn vật chất ra vũ trụ. Vụ nổ siêu tân tinh của ngôi sao, nếu đã xảy ra trong quá khứ, vẫn chưa thể quan sát được từ Trái đất.

Vào năm 2019, các nhà nghiên cứu đã gọi sự kiện ngôi sao Betelgeuse bị che mờ là “vụ phóng khối lượng bề mặt” (SME), tương tự như các cơn Bão Mặt Trời, khi ngôi sao phóng các vật chất thẳng vào không gian. Mỗi lần Bão Mặt Trời thường gây ra các vụ cực quang và gián đoạn vô tuyến trên Trái đất.

Tuy nhiên, vụ nổ trên bề mặt của ngôi sao Betelgeuse được ước tính lớn gấp khoảng 400 tỷ lần so với một vụ phun trào khối lượng bề mặt trung bình.

Một trong những ngôi sao sáng nhất bầu trời vừa nổ
Hình ảnh ngôi sao Betelgeuse phát nổ một phần bề mặt, được chụp bởi Kính Viễn vọng Không gian Hubble. (Ảnh: NASA).

“Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy một vụ phóng vật chất lớn đến như thế trên bề mặt của một ngôi sao. Có điều gì đó đang diễn ra mà chúng tôi không hoàn toàn nắm được".

“Đó là một hiện tượng mới mà chúng tôi chỉ có thể quan sát và giải thích các chi tiết trên bề mặt thông qua kính Hubble. Bên cạnh đó, nhóm cũng đang theo dõi sự tiến hóa của các ngôi sao trong thời gian thực”, bà Andrea Dupree, nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard và Smithsonian cho biết.

Ngoài ra, do ngôi sao này đang ở giai đoạn cuối nên đường kính của nó tiếp tục mở rộng đáng kinh ngạc, với con số ước tính vào khoảng một tỷ dặm. Nếu chúng ta đặt ngôi sao Betelgeuse vào vị trí Mặt Trời, nó sẽ mở rộng ra ngoài quỹ đạo của Mộc tinh.

Các ngôi sao siêu sáng như Betelgeuse có tuổi thọ khá ngắn. Cụ thể, Mặt Trời đang ở giai đoạn "trung niên" với 5 tỷ năm tuổi. Ngược lại, các ngôi sao như Betelgeuse chỉ có thời gian tồn tại khoảng 10 triệu năm. Do đó, các nhà khoa học dự đoán một vụ nổ siêu tân tinh có thể xuất hiện trong 100.000 năm tới.

Một trong những ngôi sao sáng nhất bầu trời vừa nổ
Ảnh chụp sao Betelgeuse năm 2019 từ kính thiên văn Hubble. (Ảnh: NASA).

Betelgeuse từng là một trong 10 ngôi sao sáng nhất bầu trời khi quan sát từ Trái đất. Vụ nổ trên bề mặt tạo ra một đám mây bụi xung quanh ngôi sao, khiến hình ảnh chụp được vào năm 2019 bị mờ đi đáng kể. Trong nhiều tháng vào năm 2019 và 2020, các nhà khoa học từng suy đoán sự mờ đi có thể là tiền thân của việc ngôi sao sẽ trở thành siêu tân tinh, hiện tượng một ngôi sao nổ tung khi đi hết vòng đời.

Sau cùng, bằng chứng về vụ nổ khổng lồ đã được đưa ra. Bà Dupree nói thêm rằng nếu ngôi sao Betelgeuse nổ tung hoàn toàn, chúng ta có thể quan sát trực tiếp từ Trái đất, ngay cả trong thời điểm ban ngày.

Vụ nổ sao gần đây nhất trong dải Ngân Hà được nhà thiên văn học Johannes Kepler ghi chép lại, xảy ra vào năm 1604. Theo những ghi chép từ thời đó, con người có thể nhìn thấy vầng sáng trên trời trong khoảng thời gian 3 tuần. Ngôi sao SN 1604 cách Trái đất khoảng 20.000 năm ánh sáng. Trong khi đó, khoảng cách từ Betelgeuse tới Trái đất gần hơn 10 lần so với vụ nổ năm 1604.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!

Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!

Sự kiện Mỹ phóng siêu tên lửa SLS sắp diễn ra. Dự kiến, hàng trăm nghìn người sẽ xem tận mắt khoảnh khắc lịch sử này.

Đăng ngày: 12/08/2022
Công ty Mỹ chọn đối tác thay thế động cơ tên lửa Nga

Công ty Mỹ chọn đối tác thay thế động cơ tên lửa Nga

Tập đoàn công nghệ hàng không và quốc phòng của Mỹ đang hợp tác với Firefly Aerospace để phát triển động cơ mới cho tên lửa vũ trụ Antares.

Đăng ngày: 12/08/2022
Chúng ta đang sống trên mảnh đất trỗi dậy từ thiên thạch khổng lồ

Chúng ta đang sống trên mảnh đất trỗi dậy từ thiên thạch khổng lồ

Nếu hàng loạt thiên thạch khổng lồ không tấn công Trái đất sơ khai, có thể chúng ta đã không ra đời hoặc không tồn tại theo cách như ngày nay.

Đăng ngày: 12/08/2022
Đêm nay, Việt Nam đón siêu trăng đánh cắp mưa sao băng độc đáo

Đêm nay, Việt Nam đón siêu trăng đánh cắp mưa sao băng độc đáo

Đây là siêu trăng cuối cùng trong năm 2022, tình cờ lại tròn cùng ngày với đêm lộng lẫy nhất của mưa sao băng Perseids tuôn ra từ chòm sao Anh Tiên.

Đăng ngày: 12/08/2022
Kế hoạch

Kế hoạch "câu" thiên thạch bằng nam châm khổng lồ

Mỹ- Các nhà thiên văn học đang lên kế hoạch thu thập một thiên thạch đến từ hệ sao khác đâm xuống Thái Bình Dương với năng lượng tương đương 110 tấn thuốc nổ TNT.

Đăng ngày: 11/08/2022
Du lịch trong tương lai: Bay trên khinh khí cầu khổng lồ ở tầng bình lưu nhưng giá siêu đắt, 50.000 USD/vé

Du lịch trong tương lai: Bay trên khinh khí cầu khổng lồ ở tầng bình lưu nhưng giá siêu đắt, 50.000 USD/vé

Nếu như không đủ tiền cho những chuyến du lịch vũ trụ trong tương lai thì hình thức ngắm không gian ngoài vũ trụ từ tầng bình lưu trên khinh khí cầu này sẽ là một lựa chọn không tồi với nhiều người.

Đăng ngày: 11/08/2022
Một tiểu hành tinh “có khả năng nguy hiểm” sẽ lướt qua quỹ đạo Trái đất vào thứ Sáu

Một tiểu hành tinh “có khả năng nguy hiểm” sẽ lướt qua quỹ đạo Trái đất vào thứ Sáu

Tiểu hành tinh, được đặt tên là 2015 FF, có đường kính ước tính từ 13 và 28m, hoặc bằng chiều dài của một con cá voi xanh trưởng thành và sẽ phóng qua Trái đất ở tốc độ 33.012km/h.

Đăng ngày: 11/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News