Ngôi sao từ chòm Orion mờ đi bí ẩn - sắp phát nổ hay chỉ đang "hắt xì"

Ngôi sao Betelgeuse thuộc chòm Orion bất ngờ mờ đi không rõ nguyên nhân trong 12 tháng qua làm dấy lên những câu hỏi về tương lai của ngôi sao này.

Các nhà khoa học từ Trung tâm Vật lý thiên văn Smithsonian của Đại học Harvard cho biết đang có những diễn biến bất thường tại sao Betelgeuse, một siêu sao đỏ khổng lồ thuộc chòm sao Orion, loại sao có thể tích lớn nhất vũ trụ, theo New York Times.

Bí ẩn tại chòm sao Orion

Ngôi sao từ chòm Orion mờ đi bí ẩn - sắp phát nổ hay chỉ đang hắt xì
Hình ảnh sao Betelgeuse quan sát được từ Trái đất. (Ảnh: AFP).

Betelgeuse là một trong những ngôi sao tỏa sáng và dễ dàng quan sát nhất trên bầu trời. Thế nhưng, ngôi sao này bắt đầu mờ đi một cách bí ẩn vào mùa thu năm 2019, độ sáng của nó giảm đi chỉ còn một nửa so với trạng thái bình thường trước đó.

Tới tháng 2 vừa qua, ánh sáng phát ra từ ngôi sao này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi các phương pháp đo đạc ra đời 150 năm trước, Phó giám đốc Trung tâm Smithsonian Andrea Dupree cho biết.

"Mọi người đều thấy rõ ngôi sao mờ đi khi quan sát chòm sao Orrion. Điều này hết sức kỳ lạ. Betegeuse đã gần như biến mất", bà Dupree nói.

Một số phi hành gia và những người hiếu kỳ đặt câu hỏi liệu ngôi sao có chuẩn bị phát nổ trong một vụ nổ siêu tân tinh hay không. Những ngôi sao có độ tuổi lớn từ lâu được biết tới với sự bất thường, có thể bắn ra khí gas và bụi khi lõi của chúng biến đổi.

Trong năm 2019, nhóm của tiến sĩ Dupree đã quan sát được hiện tượng tương tự. Sử dụng phương pháp tia cực tím, kính viễn vọng không gian Hubble đã quan sát được những luồng khí gas giải phóng từ phía trên bầu khí quyền của Betelgeuse, với tốc độ 320.000km/h.

"Ngôi giao giống như đang hắt xì", bà Dupree nói.

Trong khi đó, kính viễn vọng robot có tên Stella ở Tenerife, Tây Ban Nha, đã ghi lại được những nhiễu động ở bề mặt bên ngoài của ngôi sao, giải phóng khí gas nóng.

Giống với mặt Mặt Trời của Trái đất, bề mặt của Betelgeuse được bao phủ bởi những đốm lớn khí gas, liên tục trồi lên và hạ xuống, hay còn được gọi là những tế bào đối lưu, giúp truyền năng lượng từ lõi ra bên ngoài.

"Chúng tôi nghi ngờ rằng hiện tượng giải phóng khí gas này là sự hợp lưu của một tế bào đối lưu lớn trên bề mặt, cũng như năng lượng được bắn ra từ lõi ở tốc độ cao", tiến sĩ Dupree cho biết.

Các phép đo gia tốc xuyên tâm cho thấy bề mặt, hay quang quyển, của Betelgeuse đã giải phóng vật chất ra bên ngoài trong suốt năm 2019. Từ tháng 5-8/2019, ngôi sao này ở gần Mặt Trời nên không thể quan sát được.

Tới tháng 9/2019, các nhà khoa học đã quan sát thấy khối vật chất nóng dày đặc di chuyển ra bên ngoài từ phía Nam của ngôi sao.

Một khi đã bay xa khỏi ngôi sao hàng triệu km, khí gas nguội đi trở thành những đám mây bụi che khuất phần phía nam của Betelgeuse. Điều này phần nào làm mờ đi ngôi sao của chòm sao Orion.

Chuyên gia Edward Guinan từ Đại học Villanova, người có nhiều năm theo dõi sao Betelgeuse, cho biết dữ liệu mới thu được từ kính viễn vọng Hubble là "tuyệt vời". Tuy nhiên, ông Guinan cho rằng những bí ẩn xung quanh ngôi sao Betelgeuse chưa hoàn toàn được giải quyết.

Chuyên gia người Tây Ban Nha cho rằng có nhiều cách khác để giải thích sự mờ đi của sao Betelgeuse như các đốm đen khổng lồ, hoặc các tế bào đối lưu khổng lồ phồng lên cực đại để giải phóng nhiệt lượng và năng lượng trước đi nguội đi và xẹp xuống.

Ngôi sao từ chòm Orion mờ đi bí ẩn - sắp phát nổ hay chỉ đang hắt xì
Hình vẽ mô phỏng khí gas bắn ra từ sao Betelgeuse. (Ảnh: NASA).

Betelgeuse sắp phát nổ?

Tháng 5 vừa qua, Betelgeuse bùng sáng trở lại trong thời gian ngắn trước khi tiếp tục mờ đi. Ngôi sao của chòm Orion từ lâu đã có độ sáng khá bất thường tùy vào thời gian, dù rằng sự thay đổi không đáng chú ý như năm nay, và lý do hiện chưa rõ ràng.

Betelgeuse có một tương lai không tránh khỏi là cuối cùng sẽ phát nổ. Ngôi sao của chòm Orion, còn được gọi với cái tên Alpha Orionis, có kích thước gấp từ 10-20 lần kích thước của Mặt trời. Nếu ngôi sao này được đặt ở trung tâm của hệ Mặt trời, kích thước của nó sẽ nuốt chửng mọi thứ từ vị trí của Mặt tới tới quỹ đạo của sao Mộc.

Ngôi sao được gọi là siêu sao đỏ khổng lồ bởi nó đang ở giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa. Betelgeuse đã trải qua hàng triệu năm đốt cháy phần lớn khí hydrogen và biến chúng thành nguyên tố nhẹ tiếp theo là helium. Helium hiện tiếp tục bị đốt cháy và biến thành nguyên tố nặng hơn.

Một khi lõi của ngôi sao này đốt cháy toàn bộ khí và gas, trở thành kim loại đặc, trong khoảng 100.000 năm nữa, lõi của Betelgeuse sẽ sụp đổ, trước khi phát nổ trong một vụ nổ siêu tân tinh.

Mặc dù vậy, những hình chúng ta đang chứng kiến từ Trái đất chỉ là những gì đã xảy ra từ quá khứ hàng trăm năm trước. Betelgeuse cách Trái đất 725 năm ánh sáng, vì vậy hình ảnh chúng ta quan sát được hiện nay là những gì đã xảy ra tại ngôi sao của chòm Orion từ khoảng năm 1300.

"Không ai biết một ngôi sao sẽ phản ứng như thế nào trong những tuần trước khi phát nổ. Một số người bi quan dự đoán Betelgeuse sắp phát nổ trong vụ nổ siêu tân tinh. Mặc dù vậy, nhiều khả năng nó sẽ không phát nổ khi chúng ta còn đang sống. Nhưng không ai có thể chắc chắn", tiến sĩ Dupree nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vào đúng lễ Halloween năm nay, bạn sẽ thấy một điều đặc biệt và hiếm hoi ở trên bầu trời

Vào đúng lễ Halloween năm nay, bạn sẽ thấy một điều đặc biệt và hiếm hoi ở trên bầu trời

Nhắc đến Lễ hội Phù thủy, chúng ta thường nghĩ đến mặt nạ và bí ngô. Nhưng vào đúng Halloween năm nay, bạn hãy ngước nhìn lên cao nhé. Vì khi đó, trên bầu trời đêm sẽ có sự kiện hiếm gặp này.

Đăng ngày: 15/08/2020
Phát hiện thiên hà giống Dải Ngân hà cách đây hơn 12 tỷ năm ánh sáng

Phát hiện thiên hà giống Dải Ngân hà cách đây hơn 12 tỷ năm ánh sáng

Một thiên hà cách đây 12 tỷ năm ánh sáng có các đặc điểm tương đồng với Dải Ngân hà khiến các nhà khoa học “nghĩ lại” về cách thức tiến hóa của thiên hà.

Đăng ngày: 15/08/2020
Elon Musk hé lộ nguyên mẫu tàu Starship mới

Elon Musk hé lộ nguyên mẫu tàu Starship mới

SN6, nguyên mẫu tiếp theo của tàu vũ trụ chở người lên Mặt Trăng và sao Hỏa, có kích thước lớn hơn hắn so với nguyên mẫu SN5.

Đăng ngày: 15/08/2020
Ngôi sao di chuyển nhanh nhất quanh hố đen với vận tốc 24.000km mỗi giây

Ngôi sao di chuyển nhanh nhất quanh hố đen với vận tốc 24.000km mỗi giây

Các nhà thiên văn phát hiện ngôi sao di chuyển nhanh nhất quanh hố đen ở trung tâm dải Ngân Hà với vận tốc bằng 8% vận tốc ánh sáng.

Đăng ngày: 14/08/2020
7 phi hành gia thiệt mạng năm 2003 vì một miếng bọt cách nhiệt

7 phi hành gia thiệt mạng năm 2003 vì một miếng bọt cách nhiệt

Phần cánh tàu con thoi Columbia gặp lỗi khiến nó nổ tung năm 2003, NASA biết trước lỗi này nhưng không có phương án khắc phục kịp thời

Đăng ngày: 14/08/2020
Phát hiện tầng khí quyển Trái đất vô hình chạm đến Mặt trăng

Phát hiện tầng khí quyển Trái đất vô hình chạm đến Mặt trăng

Trái đất không giới hạn ở quả cầu xanh bao bọc bởi bầu khí quyển dày 10.000 km. Phát hiện mới cho thấy hành tinh chúng ta còn sở hữu một tầng khí quyển vô hình và khổng lồ khác.

Đăng ngày: 13/08/2020
Phim ảnh khiến khán giả hiểu sai về vũ trụ như thế nào?

Phim ảnh khiến khán giả hiểu sai về vũ trụ như thế nào?

Để đảm bảo độ hấp dẫn cho phim, nhiều đạo diễn thỏa sức sáng tạo, dẫn đến những tình tiết về vũ trụ xa rời thực tế.

Đăng ngày: 13/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News