Loài bọ bị kẻ thù nuốt vẫn thoát nhờ vũ khí đặc biệt

Khi gặp nguy hiểm, loài bọ này có thể cho nổ những "quả bom hóa học" cực mạnh buộc kẻ thù phải "giương cờ trắng".

Với chiếc lưỡi dài lợi hại, cóc, ếch thường không khó khăn khi bắt côn trùng ăn. Tuy nhiên lần này chúng gặp phải đối thủ đáng gờm.


Cuộc chiến giữa cóc và bọ nổ bom.

Đó là loài bọ "nổ bom" (Pheropsophus jessoensis), sống ở mọi nơi trên thế giới, tập trung ở châu Phi và châu Á nhưng không có ở hai cực.

Loài bọ này thật sự là những "kẻ khủng bố" trong tự nhiên bởi có thể cho phát nổ những quả bom hóa học cực mạnh khi cảm thấy gặp nguy hiểm.

Ước tính hóa chất trong quả bom có thể sinh ra một lượng nhiệt lên đến 100 độ C, có thể xua đuổi hầu hết kẻ thù.

Bọ nổ bom mang trong mình 2 loại hóa chất hydroquinone và hydro peroxide nằm ở 2 khoang trong ổ bụng nhưng không ảnh hưởng đến bọ vì bên trong chúng có một cơ chế ức chế riêng biệt.

Loài bọ bị kẻ thù nuốt vẫn thoát nhờ vũ khí đặc biệt
Các nhà khoa học “trêu chọc” quả bom của bọ phát nổ - (Ảnh: Charles A. Hedgcock).

Khi cảm thấy nguy hiểm và cần phải cho nổ bom, bọ sẽ dẫn 2 loại hóa chất trên vào một khoang thứ 3 riêng biệt chứa nước và một loại enzym làm trung hòa chất gây ức chế đó. Đồng thời, hydroquinone và hydro peroxide gặp nhau tạo thành chất benzoquinone độc hại.

Chất độc này sau đó được bắn ra chất độc được đốt nóng tạo ra áp suất mạnh làm mở van thoát trong khoang với một lực cực mạnh. Chất độc bay đến trước mặt kẻ thù, giúp đuổi kẻ thù đi hoặc ít nhất bọ nổ bom cũng có thời gian trốn thoát.

Thường các động vật nói chung và bọ nổ bom sẽ phòng vệ để không bị ăn, nhưng liệu chúng sẽ làm gì khi đã bị kẻ thù cho vào miệng?

Mới đây, để xem xét sức mạnh của những quả "bom sinh học" trong chính cơ thể của kẻ thù, các nhà khoa học bắt về những con bọ nổ bom ở miền trung Nhật Bản, sau đó làm mồi cho 2 loài cóc phổ biến ở đất nước này.

Loài bọ bị kẻ thù nuốt vẫn thoát nhờ vũ khí đặc biệt
“Kẻ khủng bố” trong tự nhiên là đây - (Ảnh: Shutterstock).

Kết quả, sau khi bị nuốt vào trong dạ dày của 2 loài cóc Nhật Bản, bọ cho nổ bom và sức mạnh của quả bom buộc cóc phải ói bọ trở ra chỉ sau vài giây.

43% con cóc đã phải ói sau khi ăn. Những "chiến binh khủng bố" sau khi trở về từ cõi chết vẫn có thể đi đứng bình thường dù có thể bị dìm trong một "mớ" dịch lỏng trong dạ dày cóc hàng tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng bọ nổ bom có thể sống sót hay không tùy thuộc vào việc chúng còn bom hay không và còn nhiều hay ít.

Nếu trước đó bọ đã xài quá nhiều bom thì khi bị cóc nuốt chắc chắn chúng sẽ chết.

Thí nghiệm thú vị này được các nhà khoa đăng tải trên trang Biology Letters.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Phát hiện khoa học: Năng suất mùa màng phụ thuộc vào... lá cây

Phát hiện khoa học: Năng suất mùa màng phụ thuộc vào... lá cây

Các nhà khoa học Australia mới đây phát hiện rằng một số cây có tốc độ chuyển hóa trong lá cao gấp 10 lần so với cây khác.

Đăng ngày: 03/02/2018
Vi khuẩn cổ đại gây bệnh phong đang đột biến

Vi khuẩn cổ đại gây bệnh phong đang đột biến "điên cuồng" đề kháng với kháng sinh

Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Communications: Mycobacterium leprae - chủng vi khuẩn cổ gây ra bệnh phong - đang mạnh lên và cực kỳ kháng thuốc.

Đăng ngày: 02/02/2018
Muỗi có thể được huấn luyện để không đốt người

Muỗi có thể được huấn luyện để không đốt người

Các nhà khoa học Mỹ có thể huấn luyện muỗi để nó không đốt người, hiệu quả như việc sử dụng các chất chống côn trùng như DEET.

Đăng ngày: 02/02/2018
Đề xuất bổ sung 37 loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ

Đề xuất bổ sung 37 loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ

Bộ Tài nguyên và môi trường vừa đề xuất bổ sung 37 loài vào danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trong đó có 16 loài thực vật và 21 loài động vật.

Đăng ngày: 28/01/2018
Atlas về những vi khuẩn phổ biến nhất trong đất

Atlas về những vi khuẩn phổ biến nhất trong đất

Mỗi mẫu đất có thể chứa hàng trăm đến hàng ngàn loại vi khuẩn - phần lớn vẫn chưa được xác định hết.

Đăng ngày: 23/01/2018
Vi sinh vật bán nhân tạo - Đột phá mới trong sinh học phân tử

Vi sinh vật bán nhân tạo - Đột phá mới trong sinh học phân tử

Các base này – biểu thị bằng 4 chữ cái G, C, A và T - hiện diện trong các phân tử ADN và được mọi cơ thể sống sử dụng để định hướng cho quá trình tổng hợp protein.

Đăng ngày: 22/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News