Loài bướm vua trên bờ vực nguy cấp

Chính quyền liên bang Mỹ đang cân nhắc việc đưa loài bướm sặc sỡ và quen thuộc bậc nhất trên khắp Bắc Mỹ vào danh sách sinh vật bị đe dọa, AP đưa tin hôm 14/12.

Bướm vua, còn gọi là bướm chúa, có danh pháp khoa học là Danaus plexippus, thuộc phân ngành Danainae của họ Nymphaliade.

Trong quá khứ, bướm vua từng phân bố rộng rãi trên khắp Bắc Mỹ. Tuy nhiên, việc các trang trại sử dụng thuốc trừ sâu kết hợp với quá trình biến đổi khí hậu đã khiến số lượng loài này giảm mạnh.

Sự sụt giảm về số lượng của bướm vua bắt đầu từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước đã khiến nhiều cá nhân, tổ chức và cơ quan chính phủ khởi xướng các chiến dịch bảo tồn loài bướm quen thuộc này.

Giới khoa học ước tính 80% lượng bướm vua ở miền Đông nước Mỹ đã biến mất trong khoảng 25 năm trở lại đây, cho thấy những nỗ lực bảo tồn đơn lẻ là chưa đủ để ngăn loài bướm này thoát khỏi nguy cơ bị đe dọa và xóa sổ.

Theo số liệu không chính thức từ bà Sarina Jepsen thuộc tổ chức bảo tồn Xerces Society, hiện chỉ còn khoảng 2.000 cá thể bướm vua ở khu vực Bờ Tây nước Mỹ.

Loài bướm vua trên bờ vực nguy cấp
Bướm vua là một trong những loài bướm được biết đến nhiều nhất ở Bắc Mỹ. (Ảnh: AP).

Hãng tin AP dẫn nhận định của nhiều chuyên gia cho biết công cuộc bảo tồn bướm vua đòi hỏi những hành động mang tính hệ thống, bắt đầu từ sự ghi nhận tình trạng nguy cấp của loài này từ phía chính quyền liên bang.

Một số tổ chức bảo tồn bướm vua đã gửi thỉnh nguyện thư lên Cục Thủy sinh và Động vật Hoang dã Mỹ (FWS), đề xuất đưa loài bướm này vào danh mục sinh vật bị đe dọa, từ đó đưa ra các giải pháp cho việc duy trì số lượng của bướm vua.

Theo thỏa thuận tại tòa, vào ngày 15/12, cơ quan nói trên sẽ đưa ra quyết định phê duyệt hoặc phủ quyết đề xuất định danh bướm vua là loài bị đe dọa.

Nhà khoa học cấp cao Tierra Curry thuộc Trung tâm Đa dạng Sinh học Mỹ cho biết quá trình hợp thức hóa nói trên "sẽ đảm bảo nguồn lực tài chính hỗ trợ liên tục và các kế hoạch giúp phục hồi số lượng bướm vua".

Mặt khác, việc FWS phê duyệt đề xuất đưa bướm vua vào danh mục sinh vật bị đe dọa cũng được dự đoán sẽ vấp phải làn sóng phản đối từ các nghiệp đoàn nông dân, bởi quá trình phục hồi môi trường sống cho bướm vua nhiều khả năng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các trang trại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học chứng kiến loài ong biết dùng công cụ

Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học chứng kiến loài ong biết dùng công cụ

Đơn giản là vì thứ công cụ chúng dùng khiến ai cũng cảm thấy ghê sợ.

Đăng ngày: 15/12/2020
Phát hiện cấu trúc kỳ lạ ẩn bên trong tế bào thực vật

Phát hiện cấu trúc kỳ lạ ẩn bên trong tế bào thực vật

Một nhóm các nhà nghiên cứu vừa xuất bản một nghiên cứu mô tả về một cấu trúc đáng ngạc nhiên tồn tại bên trong một bào quan - một cơ quan đã bị che khuất trong nhiều thập kỷ.

Đăng ngày: 10/12/2020
Nguồn gốc đôi cánh của côn trùng từ đâu?

Nguồn gốc đôi cánh của côn trùng từ đâu?

Nghiên cứu mới cho rằng đôi cánh đầu tiên trên Trái đất có thể đã phát triển từ… đôi chân của một loài giáp xác cổ đại không biết bay.

Đăng ngày: 07/12/2020
Chuyện khó tin nhưng có thật: Tò vò bé xíu mà cũng làm rơi cả máy bay nặng hàng tấn

Chuyện khó tin nhưng có thật: Tò vò bé xíu mà cũng làm rơi cả máy bay nặng hàng tấn

Kích cỡ của sinh vật tỷ lệ nghịch với thiệt hại mà chúng có thể gây ra.

Đăng ngày: 05/12/2020

"Nhện góa phụ giả dạng" có thể truyền vi khuẩn kháng kháng sinh

Thông tin công bố trên tạp chí Scientific Reports cho biết nhiều vết cắn của loài "nhện góa phụ giả dạng" có khả năng truyền vi khuẩn khi chúng cắn người.

Đăng ngày: 05/12/2020
Làm thế nào để virus gây bệnh biến mất?

Làm thế nào để virus gây bệnh biến mất?

Câu trả lời ngắn gọn là mặc dù một số loại virus dần biến mất, nhưng đa phần chúng không tự nhiên biến mất dễ dàng như vậy.

Đăng ngày: 04/12/2020
Top 8 loại rau củ kỳ lạ trên thế giới, chỉ nhìn thôi cũng đủ ngạc nhiên

Top 8 loại rau củ kỳ lạ trên thế giới, chỉ nhìn thôi cũng đủ ngạc nhiên

Súp lơ xoắn ốc, măng tây biển, rau dương xỉ, xương rồng tai thỏ… là những loại rau củ không chỉ hiếm mà còn lạ.

Đăng ngày: 03/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News