Loài cá 200 triệu năm tuổi của Trung Quốc chính thức bị tuyệt chủng
Cá tầm thìa, họ hàng gần của cá tầm, được tuyên bố tuyệt chủng trong tự nhiên bởi Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế chuyên theo dõi các loài nguy cấp.
Cá tầm thìa sống trên Trái đất từ cuối kỷ Jura. (Ảnh: iStock)
Tổ chức chuyên nghiên cứu cá tầm thuộc Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN SSG) hôm 21/7 xác nhận cá tầm thìa Trung Quốc, loài vật được trông thấy lần cuối cùng trong tự nhiên năm 2003, đã tuyệt chủng. Báo cáo nghiên cứu toàn diện về tình trạng của cá tầm và cá tầm thìa trên thế giới cho thấy tất cả 26 loài cá tầm và cá tầm thìa còn sót lại hiện nay đều bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó 2/3 nằm trong danh mục cực kỳ nguy cấp, theo Newsweek.
Cá tầm thìa được bảo vệ ở Trung Quốc từ thập niên 1980. Số lượng loài này suy giảm dần sau những năm 1970 do đánh bắt quá mức và môi trường sống phân mảnh. Dự án xây đập Cát Châu Bá được cho là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm số lượng cá tầm thìa Trung Quốc. Là động vật bản xứ trên sông Dương Tử, cá tầm thìa khổng lồ có thể dài tới 7 m, dù chưa có mẫu vật nào được tìm thấy trong nhiệm vụ đánh bắt năm 2006. Đây là loài cá cổ đại đã tồn tại trên Trái Đất từ cuối kỷ Jura cách đây 200 triệu năm. Một nghiên cứu công bố năm 2019 trên tạp chí Science of the Total Environment kết luận cá tầm thìa Trung Quốc đã tuyệt chủng, nhưng báo cáo mới của IUCN SSG là xác nhận chính thức về sự diệt vong của chúng.
Ngoài cá tầm thìa Trung Quốc, báo cáo cũng xác nhận sự tuyệt chủng của hai loài cá khác là cá tầm sông Dương Tử trong tự nhiên và cá tầm râu tua trên sông Danube. Hiện nay, cá tầm râu tua chỉ còn sinh sống trên sông Ural ở Nga và Kazakhstan, cùng với một vài quần thể thưa thớt ở Georgia và Iran.
Theo báo cáo, săn trộm cá tầm để mua bán trứng và thịt trái phép là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự biến mất của chúng. Những chuyên gia kêu gọi chính phủ các nước ngăn chặn sự tuyệt chủng của những loài cá tầm và cá tầm thìa cực kỳ nguy cấp khác. Ngoài ra, SSG cũng ghi nhận thành công trong công tác bảo tồn cá tầm Adriatic ở Italy và cá tầm trắng trên sông Fraser ở British Columbia, Canada.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ
Các nhà khoa học cho biết, loài cá băng ở Nam Cực này chỉ có thể sống được trong môi trường nước lạnh không thể vượt quá 5 độ C.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?
