Loài cá chứa đầy chất chống đông sống dưới núi băng trôi

Các nhà khoa học khoan sâu bên dưới núi băng trôi ngoài khơi Greenland và phát hiện loài cá với chất chống đông phát quang màu xanh lá cây chảy qua mạch máu.

Con cá ốc đốm màu (Liparis gibbus) chưa trưởng thành chứa lượng protein chống đông cao nhất từng được ghi nhận, theo nghiên cứu công bố hôm 16/8 trên tạp chí Evolutionary Bioinformatics. Tương tự chất chống đông giúp điều phối nhiệt độ động cơ xe hơi trong điều kiện cực hạn, một số loài tiến hóa với khả năng tương tự, đặc biệt là sinh vật sống trong môi trường lạnh giá như biển vùng cực ngoài khơi Greenland.

Loài cá chứa đầy chất chống đông sống dưới núi băng trôi
Cá ốc chụp dưới ánh đèn trắng. (Ảnh: John Sparks và David Gruber)

"Protein chống đông bám vào bề mặt của tinh thể băng nhỏ hơn, ngăn chúng phát triển thành tinh thể lớn và nguy hiểm hơn", đồng tác giả nghiên cứu David Gruber, giáo sư sinh vật học tại Trường Baruch, Đại học New York, cho biết. "Cá từ cả Nam Cực và Bắc Cực đều tiến hóa loại protein này một cách độc lập với nhau".

Protein chống đông được phát hiện lần đầu tiên ở một số loài cá Nam Cực cách đây gần 50 năm, theo Hiệp hội Khoa học Quốc gia. Khác với nhiều loài bò sát và côn trùng máu lạnh, cá không thể sống sót khi dịch cơ thể của chúng đông cứng, khiến những hạt băng hình thành bên trong tế bào. Cá ốc sản sinh protein chống đông giống như bất kỳ loại protein nào khác, sau đó tiết vào mạch máu, theo Gruber.

Các nhà khoa học tìm thấy cá ốc đốm màu vào năm 2019 trong một chuyến thám hiểm khi khám phá núi băng trôi ngoài khơi Greenland. Trong chuyến đi, họ rất kinh ngạc khi chứng kiến cá ốc phát quang sinh học màu xanh lá cây và đỏ trong môi trường băng. "Cá ốc là một trong số ít những loài cá sống giữa các núi băng trôi, trong hốc nhỏ. Thật bất ngờ vì loài cá nhỏ bé như vậy có thể sống trong môi trường lạnh cực hạn mà không đóng băng", Gruber chia sẻ.

Cá ở Bắc Cực rất hiếm khi thể hiện đặc tính phát quang sinh học, khả năng biến đổi ánh sáng màu xanh dương thành xanh lá cây, đỏ hoặc vàng, do bóng tối kéo dài vào mùa đông ở vùng cực. Thông thường, đặc tính này thường gặp ở cá bơi ở vùng nước ấm.

Nhóm nghiên cứu kiểm tra đặc điểm phát quang sinh học của cá ốc và tìm thấy hai loại gene khác nhau mã hóa protein chống đông, cách thích nghi giúp chúng không biến thành cá đóng đá. Lượng protein chống đông cực cao có thể giúp cá ốc thích nghi với môi trường dưới 0 độ C. Tuy nhiên, các chuyên gia chưa rõ chúng sẽ sinh tồn ra sao khi nhiệt độ đại dương tăng lên do hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tôm càng đỏ xâm hại đe dọa Texas khiến nhiều chuyên gia lo ngại

Tôm càng đỏ xâm hại đe dọa Texas khiến nhiều chuyên gia lo ngại

Tôm càng đỏ với tốc độ sinh sản 1.000 trứng/lần được phát hiện gần đây ở Texas, khiến các chuyên gia lo ngại.

Đăng ngày: 18/08/2022
Sinh vật bi thảm nhất: Mất 300 triệu năm để leo lên đất liền, nhưng hành trình lại kết thúc trên bàn nhậu

Sinh vật bi thảm nhất: Mất 300 triệu năm để leo lên đất liền, nhưng hành trình lại kết thúc trên bàn nhậu

Ngày nay chúng ta có thể có sinh vật sống trên cạn, sinh vật biển và lưỡng cư. Tất nhiên, có rất nhiều loài đang nghĩ đến việc có thể chuyển từ đại dương vào đất liền.

Đăng ngày: 18/08/2022
Chim cánh cụt châu Phi có nguy cơ tuyệt chủng do ô nhiễm tiếng ồn

Chim cánh cụt châu Phi có nguy cơ tuyệt chủng do ô nhiễm tiếng ồn

Số lượng chim cánh cụt châu Phi trên đảo St Croix ở Vịnh Algoa đã giảm mạnh kể từ khi Nam Phi bắt đầu cho phép các tàu trong khu vực tiếp nhiên liệu trên biển.

Đăng ngày: 18/08/2022
Cận cảnh giống vịt Trạc Nhật quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng

Cận cảnh giống vịt Trạc Nhật quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng

Được coi là sản vật “tiến vua” thời phong kiến, giống vịt Trạc Nhật ở huyện Thạch Thành từng được nhiều sách cổ ghi nhận như một đặc sản quý của xứ Thanh.

Đăng ngày: 17/08/2022
Chuyển dạ quá nhanh, hươu cao cổ sinh con ngay trước mặt du khách

Chuyển dạ quá nhanh, hươu cao cổ sinh con ngay trước mặt du khách

Một mẹ hươu cao cổ đã trở nên nổi tiếng vì quá trình sinh hươu con diễn ra quá nhanh, ngay trước mặt du khách và được cổ vũ nhiệt tình.

Đăng ngày: 17/08/2022
Đảo ngược tiến hóa, khoa học đã có thể giúp rắn

Đảo ngược tiến hóa, khoa học đã có thể giúp rắn "mọc thêm chân"

Allen Pan đã cố gắng đảo ngược lịch sử tiến hóa bằng cách giúp cho loài rắn " mọc" thêm 4 chân để di chuyển.

Đăng ngày: 17/08/2022
Thảm họa môi trường ở Ba Lan: Cá chết nổi trắng sông Oder

Thảm họa môi trường ở Ba Lan: Cá chết nổi trắng sông Oder

Chỉ trong vòng 2 tuần,hàng tấn cá chết được phát hiện ở sông Oder, con sông lớn thứ hai của Ba Lan, cũng chảy qua Cộng hòa Séc và miền đông nước Đức.

Đăng ngày: 17/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News