Loài cáo đã sống nhờ vào thức ăn của con người từ hàng chục ngàn năm trước

Các nhà khoa học tại đại học Tübingen đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy loài cáo đã sống nhờ vào thức ăn của con người trong hơn 40 ngàn năm trước. Dựa trên một nghiên cứu tại nhiều địa điểm ở miền nam nước Đức, những phân tích đồng vị cho thấy những con cáo cổ đại đã ăn thịt những loài động vật lớn hơn chúng - khả năng là thức ăn thừa mà con người để lại sau cuộc săn.

Loài cáo đã sống nhờ vào thức ăn của con người từ hàng chục ngàn năm trước
Loài cáo đã sống nhờ vào thức ăn của con người trong hơn 40 ngàn năm trước.

Cáo là họ hàng gần gũi với chó, đều thuộc họ Canidae trong đó bao gồm cả sói. Vào những năm 30 của thế kỷ trước thì loài cáo đã xâm nhập vào nhiều thành phố, sống gần gũi với con người. Chẳng hạn như tại London vào thời điểm đó có hơn 10 ngàn con cáo đỏ và những kẻ săn mồi kiêm bới rác tìm thức ăn này đã trở thành "gương mặt thân quen" tại nhiều nơi, đặc biệt là vùng ngoại ô nơi chúng có thể dễ dàng ẩn nấp, chôm chỉa thức ăn có sẵn trong các giỏ đồ ăn của người đi dã ngoại hoặc đợi thức ăn thừa.

Loài cáo đã sống nhờ vào thức ăn của con người từ hàng chục ngàn năm trước
Một gia đình cáo đỏ.​

Tuy nhiên, có lẽ cáo đã ăn thức ăn thừa của con người trong hàng chục ngàn năm qua. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người và môi trường cổ Senckenberg thuộc đại học Tübingen đã nghiên cứu các mẫu xương cáo khai quật từ một số hang động ở Swabian Jura - nơi loài cáo đã sống gần với con người hiện đại từ giữa 42.000 đến 32.000 năm trước.

Trước thời điểm này thì chế độ ăn chính của cáo đỏ và cáo bắc cực là các loại động vật nhỏ nhưng qua phân tích đồng vị từ xương cáo thì họ phát hiện ra một sự thay đổi về chế độ ăn của cáo và thú vị thay, nó tương ứng với giai đoạn người hiện đại đã đánh đuổi người Neanderthals và trở thành một "thế lực" đủ lớn để tác động đến loài cáo bằng cách tạo ra một hệ sinh thái mới cho chúng. Điều này đã được chứng minh qua những mẫu xương cáo chứa nhiều đồng vị khác nhau liên quan đến các loài động vật lớn mà cáo không thể săn được. Vậy nên ngoài món khoái khẩu là chuột thì bữa ăn của loài cáo đã được cải thiện với thịt tuần lộc hay voi ma mút.

Loài cáo đã sống nhờ vào thức ăn của con người từ hàng chục ngàn năm trước
Những con cáo có lẽ đã sống chủ yếu bằng thịt thừa mà con người bỏ lại hoặc cũng có thể chúng được cho ăn.

Tác giả nghiên cứu Herve Bocherens cho rằng: "Những con cáo này có lẽ đã sống chủ yếu bằng thịt thừa mà con người bỏ lại hoặc cũng có thể chúng được cho ăn". Đây là thịt tuần lộc được con người săn được đem về hang để chế biến hoặc là thịt voi ma mút vốn rất lớn, khó vận chuyển và rơi vãi trong qua trình đem về.

Tuy nhiên, mối quan hệ này không hẳn chỉ có lợi cho cáo bởi trên những bộ xương hàm cáo phát hiện từ hang động Vogelherd tại thung lũng Lone, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những vết cắt bằng dụng cụ ở thời kỳ hậu đồ đá - đây là bằng chứng cho thấy con người cũng giết cáo lấy thịt và lông. Chẳng có bữa ăn nào là miễn phí cả.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ giống gà lai trụi lông, da đỏ rực như chim phượng hoàng

Kỳ lạ giống gà lai trụi lông, da đỏ rực như chim phượng hoàng

Một nhà di truyền học người Israel đã tạo ra giống gà trụi lông đầu tiên trên thế giới.

Đăng ngày: 02/08/2020
Nhật Bản lần đầu tiên giới thiệu cá voi lai tới công chúng

Nhật Bản lần đầu tiên giới thiệu cá voi lai tới công chúng

Một con cá voi lai từ hai loài khác nhau đã lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng tại một bảo tàng cá voi ở thị trấn Taiji, miền Tây Nhật Bản.

Đăng ngày: 01/08/2020
Phát hiện hàm lượng thủy ngân độc hại trong cá tại khu vực Amazon

Phát hiện hàm lượng thủy ngân độc hại trong cá tại khu vực Amazon

Theo nghiên cứu mới đấy, gần 1/3 số cá bang Amapa tại khu vực Amazon của Brazil có hàm lượng thủy ngân ở mức cao nguy hiểm cho người ăn do chịu ảnh hưởng từ hoạt động khai mỏ bất hợp pháp.

Đăng ngày: 01/08/2020
Cuộc sống hàng ngày của những con chim cánh cụt ở Nam Cực

Cuộc sống hàng ngày của những con chim cánh cụt ở Nam Cực

Nhiếp ảnh gia người Hà Lan Albert Dros nổi tiếng với tác phẩm về phong cảnh tự nhiên. Trong chuyến đi tới Nam Cực gần đây, anh bị ấn tượng bởi cuộc sống của loài chim cánh cụt.

Đăng ngày: 31/07/2020
Châu chấu từ Trung Quốc vào Việt Nam phá hoại, rồi lại bay trở về

Châu chấu từ Trung Quốc vào Việt Nam phá hoại, rồi lại bay trở về

Đàn châu chấu tre lưng vàng di trú từ Trung Quốc, Lào vào Việt Nam phá hoại 60ha cây tre, ngô, nhưng nay chúng lại bay trở lại Trung Quốc.

Đăng ngày: 29/07/2020
Ở Nam Cực, có loài chim cánh cụt

Ở Nam Cực, có loài chim cánh cụt "đại tiện" ra đường phân dài tới 1,34 mét

Nếu có dịp tới chơi Nam Cực mùa chim cánh cụt ấp trứng, bạn hãy dè chừng những đường dung dịch trắng nhờ bắn ra từ tổ chim nhé.

Đăng ngày: 29/07/2020
Bẫy ảnh chụp được những động vật quý hiếm nhất thế giới

Bẫy ảnh chụp được những động vật quý hiếm nhất thế giới

Những loài động vật siêu quý hiếm trên thế giới đã xuất hiện trong bộ ảnh mới được chụp bằng bẫy ảnh của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF).

Đăng ngày: 29/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News