Loại cây cay hơn cả ớt, tưởng cỏ dại nào ngờ vừa ủ được rượu lại vừa làm thuốc
Cây cỏ ớt nước thường được coi là cỏ dại, tưởng vô giá trị nhưng kỳ thật lại mang đến nhiều lợi ích, có ứng dụng rất đa dạng.
Ở khắp các vùng quê Việt Nam, mọi người thường nhìn thấy một loại cây có mùi hương cay nồng đặc trưng, được gọi là cỏ ớt nước (lạt liễu thảo). Đặc điểm nổi bật của loài cây này là vị cay vượt trội so với ớt, đây cũng chính là điều khiến nó trở nên đặc biệt.
Bài viết đăng tải trên Sohu sẽ giúp bạn khám phá những điều kỳ diệu của cỏ ớt nước và lý do tại sao chúng ta nên trân trọng nó.
Cây lạt liễu thảo.
Cỏ ớt nước là loại cây quen thuộc nhưng không hề tầm thường. Với đặc tính cay nồng nổi bật, cỏ ớt nước được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của nó là tham gia vào quy trình sản xuất men rượu - yếu tố cốt lõi trong quá trình lên men tạo ra rượu. Thành phần cay trong loài cây này không chỉ mang lại mùi hương độc đáo mà còn giúp rượu trở nên đậm đà hơn. Khi kết hợp cỏ ớt nước với các nguyên liệu khác, người ta có thể tạo ra loại rượu thơm ngon và cảm nhận được sự tinh túy của kỹ thuật ủ rượu.
Loại cây này có mùi hương cay nồng đặc trưng.
Loài cây này còn có một ứng dụng thú vị khác, dùng để "làm say cá". Khi thả cỏ ớt nước vào nước, chất cay lan tỏa khiến cá choáng váng, dễ dàng bị bắt. Mặc dù phương pháp này không phổ biến rộng rãi nhưng nó minh chứng cho ứng dụng độc đáo của loài cây này trong tự nhiên.
Theo các sách y học cổ truyền Trung Quốc, giá trị của cỏ ớt nước còn vượt xa các công dụng kể trên. Lạt liễu thảo được cho là có khả năng thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng và giảm đau. Nó thường được sử dụng để điều trị một số loại viêm nhiễm, cầm máu, chữa huyết áp cao, thấp khớp, viêm ruột cấp tính, ghẻ lở, mụn nhọt, táo bón, nhiễm giun...
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, cây này có khả năng thanh nhiệt, giải độc...
Khi bạn bắt gặp loài cây này trong tự nhiên, đừng vội bỏ qua. Nó không chỉ là một phần của hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống con người. Dù là trong sản xuất men rượu, bắt cá hay ứng dụng trong y học, cỏ ớt nước đều thể hiện mối liên hệ chặt chẽ với cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú trọng bảo vệ môi trường sống của loài cây này. Khi thu hoạch và sử dụng, cần tuân theo các nguyên tắc phát triển bền vững, tránh khai thác quá mức, đảm bảo duy trì cân bằng sinh thái và sự phát triển bền vững trong tương lai.

Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện "thủ phạm" nghìn tuổi đáng giá hàng trăm tỷ đồng
Hóa ra, "thủ phạm" khiến nguồn nước của ngôi làng bị cạn kiệt lại vô cùng quý hiếm và trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất
Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!
Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào
Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?
