Loài chim bồ câu khổng lồ bất ngờ xuất hiện sau 140 năm "mất tích"
Một đoàn thám hiểm đến Papua New Guinea đã chụp được những bức ảnh và video đầu tiên về chim bồ câu gáy đen sau 140 "mất tích".
Trong một thế giới mà chúng ta luôn nghe về sự tuyệt chủng và các loài có nguy cơ tuyệt chủng, thật vui khi biết rằng những loài động vật được cho là đã biến mất từ lâu đôi khi lại xuất hiện trở lại.
Lấy ví dụ về loài chim bồ câu gáy đen, được mô tả lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 và đã không được nhìn thấy trong hơn 140 năm. Nhưng giờ đây, một nhóm tìm kiếm chim lạc đã quay được đoạn phim về loài chim này trên đảo Fergusson, một hòn đảo hiểm trở trong quần đảo D'Entrecasteaux ngoài khơi phía đông Papua New Guinea.
Các bức ảnh và video do các nhà nghiên cứu chụp là lần đầu tiên loài chim này được ghi chép một cách khoa học kể từ năm 1882. Các nhà điểu học biết rất ít về loài này, nhưng họ tin rằng quần thể trên đảo Fergusson rất ít và đang giảm dần.
Nhóm nghiên cứu đã chụp lại được những bức ảnh của loài chim quý hiếm này bằng bẫy ảnh từ xa vào cuối cuộc tìm kiếm kéo dài một tháng ở Fergusson.
Đây là lần đầu tiên loài chim này được ghi chép một cách khoa học kể từ năm 1882.
Bồ câu gáy đen hay còn gọi là bồ câu trĩ (Otidiphaps nobilis) là một loài bồ câu lớn sống trên cạn. Chim bồ câu trĩ được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới nguyên sinh của New Guinea và các đảo lân cận. Nó phân bố chủ yếu trên các khu vực đồi núi, nhưng cũng có thể được tìm thấy ở vùng đất thấp.
Jordan Boersma, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Cornell và đồng trưởng nhóm thám hiểm cho biết: "Khi chúng tôi thu thập các bẫy ảnh, tôi nhận thấy rằng có ít hơn một phần trăm cơ hội để có được một bức ảnh về chim bồ câu gáy đen. Sau đó, khi tôi đang xem các bức ảnh, tôi đã bị choáng bởi bức ảnh chụp chú chim này đang đi ngang qua máy ảnh của chúng tôi".
John C. Mittermeier, giám đốc chương trình Lost Birds tại ABC và đồng trưởng đoàn thám hiểm cho biết thêm: "Sau một tháng tìm kiếm, việc nhìn thấy những bức ảnh đầu tiên về chim bồ gáy đen giống như một phép màu. Đó là khoảnh khắc mà bạn mơ ước trong suốt cuộc đời mình với tư cách là một nhà bảo tồn và người quan sát các loài chim".
Nhóm thám hiểm đến Fergusson vào đầu tháng 9 năm 2022 và dành một tháng để đi vòng quanh đảo, phỏng vấn các cộng đồng địa phương để xác định các địa điểm có thể đặt bẫy ảnh với hy vọng tìm thấy chim bồ câu gáy đen. Quá trình tìm kiếm được chứng minh là vô cùng khó khăn đối với địa hình đồi núi dốc trên đảo Fergusson.
Jason Gregg, nhà sinh vật học bảo tồn và đồng trưởng nhóm thám hiểm cho biết: "Mãi cho đến khi chúng tôi đến những ngôi làng ở sườn phía tây của Mt. Kilkerran, chúng tôi mới bắt đầu gặp gỡ những thợ săn đã nhìn thấy và nghe thấy tiếng kêu của loài chim này".
Một thợ săn địa phương đã cung cấp một manh mối về nơi tìm thấy loài chim quý hiếm này. Anh ấy nói với nhóm rằng anh ấy đã nhìn thấy chim bồ câu gáy đen nhiều lần ở một khu vực có các rặng núi và thung lũng dốc. Anh ấy cũng mô tả việc nghe thấy tiếng kêu đặc biệt của loài chim này.
Hình ảnh về chim bồ câu gáy đen được ghi lại.
Theo lời khuyên của người thợ săn, nhóm đã đặt bẫy ảnh tại địa điểm được chỉ định, nơi họ tìm thấy chúng trong khu rừng rậm rạp. Là một phần của nghiên cứu, đây là lần đầu tiên những bẫy ảnh được thực hiện trên đảo Fergusson. Một chiếc máy ảnh được đặt trên sườn núi ở độ cao 3.200 feet (1.000 mét) gần sông Kwama cuối cùng đã chụp được hình ảnh chim bồ câu gáy đen đang đi trên nền rừng.
Doka Nason, thành viên của nhóm thiết lập bẫy ảnh cho biết: "Khi chúng tôi tìm thấy chim bồ câu gáy đen là vào những giờ cuối cùng của chuyến thám hiểm. Khi tôi nhìn thấy những bức ảnh, tôi đã vô cùng phấn khích".
Phát hiện của các nhà nghiên cứu cho thấy chim bồ câu gáy đen có khả năng cực kỳ hiếm. Khu rừng gồ ghề và khó tiếp cận nơi họ tái phát hiện loài này có thể là nơi cuối cùng của loài này trên đảo vì môi trường sống của chúng đang giảm dần.
Theo Gregg, một nhà nghiên cứu trong đoàn, việc khai thác gỗ của các tập đoàn nước ngoài là mối đe dọa ngày càng tăng với những loài chim đang sống trong rừng. Bên cạnh đó, mèo hoang cũng có thể giết chết những con chim trĩ và chim bồ câu giống như chúng vẫn thường làm với các loài chim khác ở đảo.
Theo các nhà khoa học Úc, những loài chim kích thước từ nhỏ đến trung bình, chim làm tổ và kiếm ăn trên mặt đất, chim sống trên các đảo xa hoặc những vùng đất khô cằn là mục tiêu cao nhất. Mỗi ngày, có hàng triệu con chim ở nước này bị mèo hoang giết chết.
Việc duy trì các loài chim đã tuyệt chủng từ lâu đòi hỏi phải tìm hiểu kỹ về hoạt động và tình trạng quần thể, đồng thời triển khai các dự án bảo tồn để bảo vệ môi trường sống của chúng. Người dân địa phương phải là những người chủ lực trong công tác bảo tồn.
"Đó là một phần lịch sử và văn hóa của họ. Nếu chúng ta mất đi loài chim này thì ý nghĩa về mặt văn hóa cũng như vai trò của nó trong hệ sinh thái cũng sẽ mất đi. Không phải chỉ ở Fergusson mà bất cứ vùng đất nào trên thế giới, việc bảo tồn các loài quý hiếm hoàn toàn phụ thuộc vào cộng đồng cư dân đang sinh sống ở nơi đó", Boersma nói.
Việc phát hiện ra loài bồ câu gáy đen khiến các nhà nghiên cứu lại tràn trề hy vọng sẽ tiếp tục tìm ra những loài chim khác chưa được nhìn thấy trong nhiều thập kỷ, đang tồn tại ở khắp nơi trên thế giới.
Chim bồ câu gáy đen giống chim trĩ về hình thái bên ngoài, đặc biệt là ở đuôi nén sang hai bên và đôi cánh tròn. Chúng có đầu, mặt dưới, phía sau và lưng dưới màu đen bóng, đôi cánh ngắn tròn màu nâu và gáy màu trắng, xanh lá cây, xám hoặc đen tùy thuộc vào phân loài. Không có loài chim trĩ nào xuất hiện ở New Guinea và chim bồ câu trĩ đã lấp đầy hốc sinh thái của các loài này. Nó là một loài rất hiếm, ăn hạt và quả rụng. Loài chim này thường làm tổ trên mặt đất bên dưới những tán cây và bụi rậm. Chúng thưởng chỉ đẻ một quả trứng và sẽ ấp trong khoảng bốn tuần. Cả chim trống và chim mái đều ấp trứng và chăm sóc con non. Người ta tin rằng loài này đang suy giảm dần do nạn phá rừng làm môi trường sống của chúng bị thu hẹp. Chim bồ câu gáy đen trong một thời gian dài chỉ được khoa học biết đến từ mẫu vật điển hình được thu thập vào năm 1882, nhưng đã được tìm thấy trên đảo Fergussonvào cuối năm 2022. |

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

“Gan lì cóc tía": Hóa ra cóc tía là con vật kỳ lạ này
Cóc tía là con vật đã đi vào tiềm thức người Việt qua câu thành ngữ "gan lì cóc tía". Nhưng hiện tại, hầu như không ai có cơ hội bắt gặp chúng trong thực tế.

Loài xâm lược mặt trăng xuất hiện thành viên mới, mặt như cá trê
Ẩn mình trong các dãy núi của cao nguyên Trung Á, một loài mới thuộc dòng họ tardigrade bất tử, có thể sống khỏe ngay cả trên... mặt trăng hoặc trong không gian giữa các vì sao, đã lộ diện.

Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20 "lỗ mũi" này
Nưa là tên một sinh vật được lưu truyền trong dân gian và được những người đi rừng mô tả lại.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.
