Loài chim cánh cụt ngủ 10.000 giấc mỗi ngày

Thay vì ngủ một giấc dài, chim cánh cụt quai mũ chia thành nhiều giấc ngắn chỉ vài giây để liên tục trông chừng trứng và con non.

Chim cánh cụt quai mũ (Pygoscelis antarcticus) trên đảo King George, châu Nam Cực, ngủ hơn 10.000 giấc ngắn mỗi ngày. Những giấc ngủ kéo dài chỉ 4 giây giúp chim cánh cụt có thể liên tục trông chừng tổ, bảo vệ trứng và con non khỏi kẻ săn mồi. Tổng cộng, chúng ngủ được khoảng 11 tiếng mỗi ngày. Nghiên cứu mới, do chuyên gia Paul-Antoine Libourel tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học thần kinh Lyon cùng các đồng nghiệp tiến hành, xuất bản trên tạp chí Science hôm 30/11.

Loài chim cánh cụt ngủ 10.000 giấc mỗi ngày
Chim cánh cụt quai mũ trên đảo King George, châu Nam Cực. (Ảnh: Paul-Antoine Libourel/Science)

Trên đảo King George, chim skua nâu (Stercorarius antarcticus) là một trong những kẻ săn trứng chim cánh cụt quai mũ. Chim skua nâu thường lén lấy những quả trứng không được bảo vệ, chủ yếu ở những tổ ngoài rìa.

Các cặp chim cánh cụt quai mũ thường tách nhau ra để đi kiếm ăn, một con sẽ ra biển trong khi con kia ở lại bảo vệ tổ. Do đó, con ở nhà phải thường xuyên cảnh giác bảo vệ trứng hoặc chim non, ngăn chúng bị kẻ săn mồi như chim skua hoặc những con chim cánh cụt khác tấn công.

Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia theo dõi 14 con chim cánh cụt với trứng trong tổ. Họ sử dụng máy ghi dữ liệu để đo lường những hoạt động liên quan đến giấc ngủ trong não và sự thay đổi tư thế cơ thể. Nhóm nghiên cứu phát hiện, chim cánh cụt trông tổ có thể ngủ cả khi nằm lẫn khi đứng, và gần 72% giấc ngủ sóng ngắn (SWS) của chúng diễn ra theo từng đợt kéo dài chưa đến 10 giây.

Chim cánh cụt bố mẹ có khoảng 600 đợt SWS mỗi giờ. Tuy nhiên, khi ấp trứng trong tổ, chúng trải qua nhiều SWS hơn, chia thành những đợt ngắn hơn. Độ sâu của giấc ngủ tăng nhẹ vào khoảng giữa trưa, khi nguy cơ bị săn mồi có thể ở mức thấp nhất.

Một phát hiện thú vị khác là những con làm tổ ở rìa ngoài của đàn chim cánh cụt thực chất lại ngủ ngon hơn và có thời gian SWS dài hơn những con làm tổ gần trung tâm, trái với những gì nhóm nghiên cứu từng nghĩ. Điều này cho thấy nhu cầu cảnh giác trước những kẻ săn mồi như chim skua có thể không quá lớn. Thay vào đó, việc những con chim cánh cụt khác tấn công tổ có thể lại là mối đe dọa trực tiếp hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Australia có thể biến đổi gene để tiêu diệt mèo hoang xâm hại

Australia có thể biến đổi gene để tiêu diệt mèo hoang xâm hại

Các nhà khoa học đề xuất sử dụng một công nghệ chỉnh sửa gene đặc biệt để đối phó với những đàn mèo hoang đông đảo đang đe dọa động vật bản xứ.

Đăng ngày: 03/12/2023
Sau 87 năm, loài chuột chũi vàng De Winton tưởng chừng đã tuyệt chủng xuất hiện trở lại ở Nam Phi

Sau 87 năm, loài chuột chũi vàng De Winton tưởng chừng đã tuyệt chủng xuất hiện trở lại ở Nam Phi

Chuột chũi vàng De Winton, loài chuột chũi mũm mĩm và dễ thương này là loài đặc hữu của Nam Phi.

Đăng ngày: 02/12/2023
Nghiên cứu mới cho hay: Voi cũng biết gọi tên nhau như người

Nghiên cứu mới cho hay: Voi cũng biết gọi tên nhau như người

Một nghiên cứu mới cho thấy voi có thể là những động vật đầu tiên, ngoài con người, biết gọi nhau bằng tên.

Đăng ngày: 01/12/2023
Tông phải voi con, xe hơi bị đàn voi tấn công ở Malaysia

Tông phải voi con, xe hơi bị đàn voi tấn công ở Malaysia

Đàn voi chỉ dừng tấn công chiếc xe và bỏ đi sau khi nhìn thấy chú voi con bị tông ngã đứng dậy được.

Đăng ngày: 30/11/2023
Loài giun kỳ lạ tự tách ra một phiên bản mini để

Loài giun kỳ lạ tự tách ra một phiên bản mini để "ghép cặp"

Đó là loài giun biển Nhật Bản, tên khoa học Megasyllis Nipponica. Chúng có cách sinh sản kỳ lạ bậc nhất thế giới khi phát triển bộ phận riêng để tách ra đi " làm nhiệm vụ"...

Đăng ngày: 29/11/2023
Hành trình chiến thắng bão cát của chim nhạn

Hành trình chiến thắng bão cát của chim nhạn

Thước phim đặc biệt hé lộ cuộc chiến sinh tồn của một con chim nhạn bụng trắng nhỏ bé bên trong cơn bão cát khổng lồ khi di cư ngang qua sa mạc Sahara.

Đăng ngày: 29/11/2023
Voi sinh đôi hiếm gặp ở Kenya

Voi sinh đôi hiếm gặp ở Kenya

Thông thường các ca sinh đôi chỉ chiếm khoảng 1% tổng số voi được sinh ra, và không phải voi sinh đôi nào cũng có thể sống sót.

Đăng ngày: 29/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News