Loài giun kỳ lạ tự tách ra một phiên bản mini để "ghép cặp"
Đó là loài giun biển Nhật Bản, tên khoa học Megasyllis Nipponica. Chúng có cách sinh sản kỳ lạ bậc nhất thế giới khi phát triển bộ phận riêng để tách ra đi "làm nhiệm vụ"...
Loài giun này có thể tạo ra bộ phận sinh sản riêng.
Giun biển Nhật Bản phát triển một "phiên bản mini" ở phần đuôi, sau đó tách ra và tự bơi đi tìm một phiên bản mini tương tự của một con giun khác giới để ghép cặp và sinh sản. Để sinh sản lần tiếp theo, giun biển Nhật Bản sẽ phát triển một phiên bản mini khác.
Theo các nhà khoa học, loài giun này có thể tạo ra bộ phận sinh sản riêng, gọi là stolon, quá trình lớn lên, giun phát triển song song một stolon ở phía đuôi. Khi trưởng thành hoàn toàn, stolon chứa đầy giao tử (trứng hoặc tinh trùng), trải qua quá trình stolon hóa và tách ra khỏi thân giun.
Giun biển Nhật Bản có cách sinh sản kỳ lạ bậc nhất thế giới.
Ở giai đoạn này, nó đã phát triển đầy đủ các lông cứng để bơi, thậm chí có cả mắt và râu. Stolon sau khi tách ra sẽ bơi đi, tìm kiếm một stolon khác giới để giải phóng giao tử của mình. Khi đó, nó sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Con giun ban đầu vẫn sống tiếp và sẽ mọc một stolon mới, lặp lại quá trình tương tự.
Các nhà sinh vật học tiến hóa cho rằng, giun biển Nhật Bản phát triển khả năng sinh sản như vậy vì chúng cho phép cơ thể chính tránh khỏi nguy hiểm, trong khi stolon bơi lội bên ngoài, thực hiện công việc tìm kiếm bạn tình đầy rủi ro.
Theo các nghiên cứu mới nhất, biểu hiện gene ở phần đầu và phần đuôi là khác nhau hoàn toàn, giun có thể phát triển lại bộ phận này trong suốt vòng đời.

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?
Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia
Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.

Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ
Các nhà khoa học cho biết, loài cá băng ở Nam Cực này chỉ có thể sống được trong môi trường nước lạnh không thể vượt quá 5 độ C.

Rồng Komodo truy kích dê non, nuốt chửng trong giây lát
Một video được chia sẻ đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi con rồng Komodo trưởng thành lao đến tấn công một con dê non trước khi nuốt chửng nó trong giây lát.
