Loài chim học "ngôn ngữ" mới bằng cách nào?

Các nhà khoa học giải thích trong một bài báo đăng trên tạp chí Current Biology, loài hồng tước, một loài chim nhỏ, hót rất hay của Australia, không có khả năng hiểu được “ngôn ngữ” của các loài chim khác, nhưng chúng có thể nắm vững ý nghĩa của một vài “từ” quan trọng, chẳng hạn như báo tin có kẻ thù.

Như đã biết, các sinh vật hoang dã có khả năng lắng nghe lẫn nhau để tìm manh mối về những kẻ săn mồi ẩn nấp, nghe lén một cách hiệu quả về cuộc trò chuyện của các loài khác. Ví dụ, các loài chim có thể học cách chạy trốn khi hàng xóm hét lên "chim ưng!", hoặc phát ra những tiếng kêu khi gặp nạn.

Andrew Radford, một nhà sinh vật học tại đại học Bristol cho biết: “Trước đây chúng tôi biết rằng một số loài động vật có thể dịch nghĩa của các ngôn ngữ của những loài khác, nhưng chúng tôi không biết cách chúng “học ngôn ngữ” như thế nào".


Chim hồng tước của Australia có thể hiểu được một số từ báo động có kẻ săn mồi từ các loài chim khác.

Chim có nhiều cách để có được kỹ năng sống. Một số kiến thức là bẩm sinh và một số được lấy từ kinh nghiệm trực tiếp. Radford và các nhà khoa học khác đang khám phá một loại kiến thức thứ ba: thu thập thông tin từ đồng loại.

Radford cùng các đồng nghiệp tại đại học quốc gia Australia dùng những chiếc loa nhỏ gắn trên thắt lưng, lang thang quanh Vườn bách thảo quốc gia Australia ở Canberra để tìm kiếm bầy chim hồng tước đơn độc. Họ muốn chắc chắn rằng những con hồng tước sẽ chỉ phản ứng với âm thanh mà họ chuẩn bị, chứ không phải do hành vi của các loài chim khác.

Các nhà khoa học đầu tiên mở cho những con chim nghe 2 loại âm thanh không quen thuộc: Âm thanh thứ nhất là tiếng kêu báo động của một con dẻ gai, loài chim không có nguồn gốc từ Australia. Âm thành thứ 2 là tiếng chim được tạo ra trên máy tính được đặt tên là "buzz".

Lần đầu tiên nghe thấy những âm thanh này, lũ chim hồng tước đều không có phản ứng gì đặc biệt.

Các nhà khoa học sau đó đi vòng quanh công viên và tiếp tục phát các bản ghi tùy chỉnh. Họ cố gắng luyện cho một nửa số chim để nhận ra tiếng kêu cảnh báo của chim dẻ gai, và nửa còn lại nhận ra tiếng "buzz" do máy tính tạo ra như một thông báo gặp nạn.

Họ đã làm điều đó bằng cách phát những âm thanh này, kết hợp với âm thanh mà loài chim đã nhận thức được đó là nguy hiểm, chẳng hạn như tiếng rên rỉ của loài hồng tước.

Ba ngày sau, các nhà khoa học đã kiểm tra xem lũ chim đã học được những gì, và các “học viên” của họ đều vượt qua bài kiểm tra, khi hai nhóm chim hồng tước phản ứng lại với âm thanh mà chúng đã được huấn luyện bằng cách bay đi tìm chỗ trú ẩn. Nhưng hoàn toàn thờ ơ với các âm thanh khác.

Lý giải theo cách của con người, điều này giống như một người chỉ biết tiếng Anh đã học được rằng "Achtung" có nghĩa là "chú ý" hoặc "nguy hiểm" trong tiếng Đức chỉ bằng cách lắng nghe những người nói cụm từ với ý nghĩa tương tự bằng nhiều ngôn ngữ cùng một lúc.

Trước nghiên cứu này, các nhà khoa học đã biết đôi điều về cách một con vật đoán được những điều có ý nghĩa từ các vật loài khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News