Loài chim ruồi tìm bạn tình như thế nào?

Có khả năng bay tại chỗ chính xác hơn cả trực thăng trong không khí, chim ruồi (Hummingbird) là một trong những sinh vật thú vị được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Một trong các chủ đề được quan tâm về loài vật này là chúng tìm bạn tình để duy trì nòi giống như thế nào.

Theo Live Science, nếu đã từng xem các đoạn phim tài liệu về chim ruồi, hẳn bạn sẽ cực kỳ ấn tượng với khả năng treo lơ lửng một chỗ của các chú chim ruồi. Trong khi các loài chim khác buộc phải chao mình hoặc bay lượn vòng quanh để có thể giữ được độ cao trong không khí thì chim ruồi chỉ cần vỗ cánh cực mạnh là có thể "đứng" hệt như đang đậu trên mặt đất hoặc cành cây. Một khả năng cực kỳ ấn tượng!

Chính vì đặc điểm không giống bất kỳ loài lông vũ có cánh nào trên Trái đất, người ta tự hỏi vậy loài sinh vật đặc biệt này có đời sống tình dục như thế nào? Nó có khác biệt nhiều với các loài chim khác hay không? Một số nhà sinh vật học có câu trả lời cho các thắc mắc này.

Loài chim ruồi tìm bạn tình như thế nào?
Chim ruồi trong tự nhiên.

Loài chim độc đáo

Kristiina Hurme, nhà sinh thái học hành vi thuộc ĐH Connecticut (Mỹ), cho biết trái với hình ảnh thường thấy về từng bầy chim ruồi tụ tập quanh các bông hoa, chúng ta có thể nghĩ đây là loài chim có tập tính cộng đồng hướng ngoại cao. Trên thực tế thì ngược lại, chim ruồi là loài sinh vật hướng nội và sống theo lãnh địa. Chúng có thể rất hung hăng với những con thuộc cùng loài khi khu vực ở bị xâm phạm, bất kể là đực hay cái. "Chim ruồi thực ra không thân thiện với bất kỳ ai".

Các mối quan hệ xã hội của chim ruồi chỉ dừng lại ở giai đoạn nuôi con non và tìm bạn tình. Lúc ấy chúng sẽ "mở lòng" một chút với những con chim ruồi khác. Song chim ruồi có rất nhiều giống khác nhau tuỳ theo khu vực sinh sống. Do vậy mùa sinh sản và tập tính của từng giống cũng không hoàn toàn giống nhau. Theo ghi nhận của Alejandro Rico-Guevara, nhà sinh thái học kiêm nhà sinh vật học tiến hoá công tác ở cả ĐH Connecticut và ĐH California-Berkeley (Mỹ), mùa sinh sản của chim ruồi thường đi theo mùa mưa. Vì đó là thời điểm hoa cỏ nở rộ và kéo theo sự xuất hiện của nhiều loài côn trùng. Đây là điều kiện lý tưởng để bổ sung thêm nguồn protein cần thiết cho quá trình thay lông cũng như đẻ trứng (vốn tiêu tốn nhiều calorie). Lẽ tất nhiên cũng là để có thêm thức ăn cho các con non.

Và những màn lựa bạn tình kỳ lạ

Dĩ nhiên, trước khi có thể đẻ trứng được thì các con chim ruồi cần phải tìm bạn tình. Rico-Guevara cho biết: "Mỗi giống chim ruồi có một nghi thức đặc biệt để giao phối". Với các giống chim ruồi sống trong rừng rậm, chúng thường có màn "trình diễn sân khấu". Trong đó các con chim ruồi đực sẽ tụ tập ở một khu vực quang đãng, từng con chiếm lấy một "sân khấu" riêng và bắt đầu màn "ca hát" để kêu gọi các con chim cái tìm đến chúng.

Loài chim ruồi tìm bạn tình như thế nào?
Mỗi giống chim ruồi có một nghi thức đặc biệt để giao phối. (Ảnh: JNB Photography.com).

Hoạt động này gần giống như họp chợ ở loài người - các con chim cái sẽ "ghé thăm" lần lượt từng "sân khấu" để chọn ra con đực ưng ý. Âm thanh mà các chim đực hót ra tưởng chừng đơn giản với tai con người. Song khi được thu âm lại và phát chậm bằng máy tính, đó là các một phức hợp của nhiều âm tần khác nhau. Rico-Guevara nhận xét: "Chim ruồi có thể không chỉ bay với tốc độ vỗ cánh cực nhanh mà chúng còn nghe nhạc ở tốc độ cao không kém".

Nếu một con chim cái chọn được "người ưng ý" thì câu chuyện sẽ thế nào? Trước hết nó sẽ đậu lại gần nơi con đực được "chấm", rồi "bật đèn xanh" để con đực diễn tiếp một bản quyến rũ hơn. Những thao tác này có thể là tạo ra những âm thanh lạ, bay vòng vòng quanh con cái, bay sóng đôi trước mặt con cái tương tự các buổi khiêu vũ của con người, hoặc xoè ra những cái lông và cái đuôi nhiều màu sặc sỡ...

Do có "sân khấu" riêng, các vụ tranh giành "khán giả" giữa các con đực khá ít xảy ra. Song trong trường hợp buộc phải va chạm thì chiếc mỏ dài của chúng có tác dụng như những cây kiếm sắc và nhọn. Đặc biệt ở phía đầu chiếc mỏ có một số đầu nhọn nhô lên tương tự những cái răng. Trong các màn "đấu kiếm" này, các chim ruồi đực sẽ tìm cách đâm lẫn "cắn" đối phương, làm rụng bớt lông của nhau. Hình ảnh này tương tự các hiệp sỹ châu Âu thời trung cổ dùng thương dài để đâm vào nhau, nhưng diễn ra trên bầu trời.

Tuy vậy không rõ các cuộc đấu kiếm này có gây ra thương tổn gì đáng kể cho các chim đực hay không. Vì các cuộc đấu này thường diễn ra khá chóng vánh và các đấu thủ hay bay mất sau va chạm.

Một số giống chim ruồi khác lại không dùng phương pháp "họp chợ". Thay vào đó, chúng "kinh doanh tại nhà" và cất lên những tiếng hót để dụ dỗ chim cái bay đến. Chỉ trong vài trường hợp hãn hữu khi sự cạnh tranh quá dày đặc, chim đực sẽ chủ động bay đi tìm chim cái và thực hiện màn trình diễn ngay dọc đường. Nhưng thông thường thì chim cái "tự đi chợ" chứ ít khi "mua hàng rong" dọc đường.

Loài chim ruồi tìm bạn tình như thế nào?
Khi tất cả các "thủ tục" chào hỏi đã hoàn tất, chim cái sẽ cho phép chim đực leo lên lưng chúng.

Với các giống không "họp chợ", phần trình diễn cũng không khác biệt cho lắm. Con đực được chọn sẽ cố gắng khoe khả năng bay lượn trước mặt con cái. Một kỹ thuật được nhiều con đực dùng là bay như con thoi qua lại trước mặt con cái, rồi tiến hành thu dần khoảng cách với bạn tình.

Một màn trình diễn ấn tượng khác là "đánh bom bổ nhào", một kỹ thuật chỉ vài giống chim ruồi có thể làm. Theo đó con đực sẽ bay cao hơn con cái, rồi nó bất chợt bổ nhào mạnh xuống dưới. Sau khi xuống đến điểm thấp nhất của cú bổ nhào, chim đực sẽ xoè ra bộ cánh đuôi, cho phép gió thổi xuyên qua những chiếc lông và phát ra âm thanh đặc biệt. Đây là một trong các kỹ thuật có thể "dứt điểm" được con tim người đẹp.

Và sau cùng, khi tất cả các "thủ tục" chào hỏi đã hoàn tất, chim cái sẽ cho phép chim đực leo lên lưng chúng. Tại thời điểm này, cả hai con vật sẽ xếp thẳng hàng huyệt sinh sản của chúng. Chim đực sẽ đẩy tinh trùng qua chim cái để quá trình thụ tinh bắt đầu. Điều đáng nói là quá trình này chỉ diễn ra có... vài giây, trong khi quá trình ve vãn có thể diễn ra cả ngày hoặc cả tuần!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mổ lấy gần nghìn đồng xu trong bụng rùa biển Thái Lan

Mổ lấy gần nghìn đồng xu trong bụng rùa biển Thái Lan

Quan niệm của người dân Thái Lan cho rằng ném tiền xu vào rùa biển sẽ gặp nhiều may mắn.

Đăng ngày: 08/03/2017
Điều kỳ diệu từ máu rồng Komodo

Điều kỳ diệu từ máu rồng Komodo

Một nghiên cứu từ Mỹ cho biết những kháng thể đặc biệt có ở loài rồng Komodo có thể giúp bào chế loại thuốc kháng sinh công hiệu cho con người.

Đăng ngày: 08/03/2017
Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là

Đăng ngày: 07/03/2017
Lý giải bộ lông màu đen trắng của gấu trúc

Lý giải bộ lông màu đen trắng của gấu trúc

Lông của gấu trúc có màu đen và màu trắng giúp chúng ngụy trang trong môi trường sống và giao tiếp với nhau.

Đăng ngày: 06/03/2017
Các nhà khoa học phát hiện con vật ít ngủ nhất

Các nhà khoa học phát hiện con vật ít ngủ nhất

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí PLOS One thì loài động vật ít ngủ nhất trên Trái đất chính là loài voi.

Đăng ngày: 06/03/2017
Cá chép châu Á

Cá chép châu Á "xâm lược" các vùng nước ở Canada và Mỹ

Giới chức địa phương Canada đang rất lo lắng về sự xuất hiện của cá chép châu Á ở sông Saint Lawrence.

Đăng ngày: 04/03/2017
Cá nặng 8kg nghi là cá sủ vàng bạc tỷ dính lưới ngư dân

Cá nặng 8kg nghi là cá sủ vàng bạc tỷ dính lưới ngư dân

Con cá toàn thân có màu vàng óng, nặng khoảng 8kg nghi là loài cá sủ vàng quý hiếm được ông Sử đánh bắt trên sông Cấm.

Đăng ngày: 04/03/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News