Loài chim sẻ kỳ lạ có 4 "giới tính" khác nhau
Nếu như chỉ 2 giới tính là không đủ, thì loài chim sẻ họng trắng sẽ khiến bạn phải bất ngờ khi chúng tiến hóa để sở hữu tới 4 giới tính khác nhau.
Hầu hết các sinh vật được phân chia thành hai giới tính, là "đực" và "cái". Mỗi giới tính được đặc trưng bởi nhiều đặc điểm khác nhau về hình thái, giải phẫu, sinh lý.
Chim sẻ họng trắng tiến hóa để sở hữu tới "4 giới tính". (Ảnh: Getty).
Tuy nhiên, giới tính ở một số loài động vật có thể trở phức tạp, điển hình như chim sẻ họng trắng (Zonotrichia albicollis) sống ở vùng cận Bắc Cực.
Đối với loài chim này, bất kỳ một cá thể nào cũng chỉ có thể giao phối với 1/4 số loài, thay vì 1/2 như thông thường. Điều gì đã xảy ra ở loài chim này?
Để làm rõ câu hỏi trên, hai nhà sinh vật học người Canada là Elaina Tuttle và Rusty Gonser đã tìm hiểu, và phát hiện ra điều kỳ lạ về di truyền học ở loài chim sẻ họng trắng bản xứ.
Theo đó, sự đột biến gene xảy ra ở loài này khiến một phần lớn nhiễm sắc thể của chúng đảo lộn, dẫn đến chỉ vỏn vẹn 4 kiểu gene có thể sinh sản thành công với các kiểu gene cơ bản khác.
Loài chim tiến hóa theo cách những con có sọc trắng trên đầu chỉ giao phối với sọc nâu và ngược lại. (Ảnh: Getty).
Thông thường, động vật sẽ tiến hóa để tăng khả năng sinh sản, giúp chúng tạo ra những đứa con sở hữu bộ gene chọn lọc tốt hơn. Tuy nhiên, điều ngược lại đã xảy ra với chim sẻ họng trắng, khi chúng chọn cách để việc sinh sản trở nên khó khăn hơn.
Cụ thể, 2 bộ nhiễm sắc thể của loài đã tiến hóa thành các phân nhóm riêng biệt, điều sẽ quyết định rằng loài chim nào có thể giao phối thành công với số còn lại.
Tuttle và Gonser đã nghiên cứu sâu hơn về các phép nghịch đảo này và phát hiện ra rằng chúng đã xáo trộn các gene một cách hiệu quả để tạo ra hai hình thái đối lập.
Theo đó, chúng có biểu hiện bằng ngoại hình khác nhau, gồm những con chim có sọc trắng trên đầu, và những con có sọc nâu. Bất chấp sự khác biệt, những cá thể sọc trắng chỉ giao phối với sọc nâu và ngược lại.
"Như thể loài chim này có tới 4 giới tính. Tức là một cá thể chỉ có thể giao phối với 1/4 quần thể", Christopher Balakrishnan, nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học East Carolina cho biết. "Trong tự nhiên, rất ít giống loài lựa chọn có nhiều hơn hai giới tính vì điều đó làm giảm tỷ lệ sinh sản của chúng".

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!
Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Khoa học vừa có phát hiện bất ngờ về bộ phận sinh dục của rắn cái
Năm 2022 quả là 1 năm đáng nhớ cho những phát hiện lớn về cơ quan sinh dục ở giống cái, kể cả ở động vật và con người.

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?
Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"
Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.
