Loài chuột sống trên đỉnh núi lửa cao gần 7000m

Chuyên gia phát hiện loài chuột sống được trên đỉnh Llullaillaco, nơi cây không thể mọc, mở hướng mới nghiên cứu về khả năng thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Nebraska-Lincoln xác nhận chuột Phyllotis xanthopygusđộng vật có vú sống ở nơi cao nhất thế giới, IFL Science hôm 24/3 đưa tin. Nghiên cứu đăng trên cơ sở dữ liệu bioRxiv và đang chờ hội đồng chuyên gia thẩm duyệt.

Loài chuột sống trên đỉnh núi lửa cao gần 7000m
Chuột Phyllotis xanthopygus bám trên găng tay của nhà khoa học. (Ảnh: Marcial Quiroga-Carmona).

Năm 2013, sinh vật này được trông thấy lần đầu tại Llullaillaco, núi lửa không hoạt động ở rìa phía tây dãy Andes, khu vực biên giới giữa Argentina và Chile. Tháng 2 năm nay, nhóm nghiên cứu trở lại Llullaillaco và bắt một số mẫu vật sống. Trong đó, độ cao lớn nhất mà họ bắt được chuột là 6.739 m.

Một số báo cáo từng miêu tả về việc phát hiện thỏ pika tai lớn (Ochotona macrotis), loài thú trông giống chuột hamster, ở độ cao khoảng 6.000 m trên dãy Himalaya. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa từng bắt được mẫu vật sống nào ở độ cao này.

Môi trường trên đỉnh Llullaillaco vô cùng khắc nghiệt. Chuột Phyllotis xanthopygus vừa phải chịu cái lạnh tới -65 độ C, vừa phải sống với lượng oxy ít hơn 45% so với ở độ cao tương đương mực nước biển. Thức ăn cũng đặc biệt khan hiếm vì độ cao này vượt quá "đường giới hạn cây", nghĩa là cây không thể tồn tại.

Nhóm nghiên cứu cho rằng loài chuột này ăn côn trùng và địa y, nhưng chưa tìm được bằng chứng rõ ràng. Họ hy vọng có thể nghiên cứu sâu hơn để xem chúng sinh tồn và phát triển như thế nào trong môi trường khắc nghiệt như vậy.

"Tôi nghiên cứu nhiều sinh vật sống ở độ cao lớn và cho rằng chuột Phyllotis xanthopygus đã phát triển những cách thích nghi đặc biệt, trong đó có tiến hóa chức năng tim phổi và cơ chế trao đổi chất. Tôi rất hứng thú với việc tìm hiểu xem điều gì giúp loài chuột này hoạt động ở nơi khắc nghiệt như vậy", Jay Storz, tác giả nghiên cứu, phó giáo sư Khoa Sinh vật học tại Đại học Nebraska-Lincoln, cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao loài xâm lấn lại nguy hiểm?

Vì sao loài xâm lấn lại nguy hiểm?

Hầu hết các hệ sinh thái trên thế giới là kết quả của hàng thiên niên kỷ tiến hóa của các loài sinh vật, thích nghi với môi trường cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng.

Đăng ngày: 24/03/2020
Lần đầu tiên phát hiện cóc giao phối khác loài

Lần đầu tiên phát hiện cóc giao phối khác loài

Cóc cái có thể chủ động giao phối với cóc đực thuộc loài khác nếu điều đó mang lại cơ hội thích nghi tốt hơn, nghiên cứu mới cho biết.

Đăng ngày: 23/03/2020
Dơi quỷ

Dơi quỷ "hôn" đồng loại để truyền máu

Khi kết bạn, dơi quỷ sẽ chải lông và chia sẻ thức ăn là máu hút được từ sinh vật khác qua đường miệng.

Đăng ngày: 23/03/2020
Yếu tố nào giúp cá sấu sống sót qua sự kiện tuyệt chủng?

Yếu tố nào giúp cá sấu sống sót qua sự kiện tuyệt chủng?

Cá sấu đã tồn tại gần 100 triệu năm, nhờ những đặc điểm sinh học và kỹ năng đặc biệt giúp chúng thích nghi với biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 22/03/2020
Thú móng guốc giúp duy trì băng vĩnh cửu

Thú móng guốc giúp duy trì băng vĩnh cửu

Sự hiện diện của những đàn ngựa, bò rừng hay tuần lộc ở vùng cực có thể làm chậm tốc độ tan băng vĩnh cửu, giúp chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 21/03/2020
Bí ẩn

Bí ẩn "quái thú" lang thang khắp thế giới cùng những loài người khác

Các nhà khoa học phát hiện ra những loài người cổ 2 triệu năm trước đã chia sẻ mô hình di cư với một trong những quái thú ghê rợn nhất địa cầu.

Đăng ngày: 18/03/2020
Bạn nên tắm cho chú chó cưng bao lâu một lần?

Bạn nên tắm cho chú chó cưng bao lâu một lần?

Loài chó không hào hứng với việc tắm rửa cho lắm, nhưng định kỳ chải lông sạch sẽ cho chúng vẫn là một việc quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.

Đăng ngày: 15/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News