Loài cóc bị săn trộm để lấy chất gây ảo giác mạnh

Khi con người ngày càng sử dụng nhiều thuốc gây ảo giác để điều trị chứng trầm cảm và lo âu, cóc sa mạc Sonoran trở thành mục tiêu của thợ săn trộm nhằm lấy chất DMT.

Cóc sa mạc Sonoran (Incilius alvarius) hay còn gọi là cóc sông Colorado thường chui ra khỏi chiếc hang dưới lòng đất vào thời điểm cơn mưa đầu tiên trong mùa mưa ở Bắc Mỹ. Chúng là động vật bản xứ trong vùng giống như xương rồng saguaro và rùa sa mạc, theo Robert Villa, chủ tịch Hiệp hội bò sát học Tucson. Dù hiện nay, cóc sa mạc Sonoran không có nguy cơ tuyệt chủng, chúng đang bị đe dọa ngày càng nhiều bởi biến đổi khí hậu, hoạt động của con người và ô nhiễm. Nhưng nguy cơ lớn hơn cả đến từ thợ săn trộm chuyên lùng bắt loài cóc này để lấy 5-MeO-DMT, hợp chất gây ảo giác cực mạnh, trong cơ thể chúng, theo National Geographic.


Cóc sa mạc Sonoran là một trong những loài cóc lớn nhất ở Mỹ. (Ảnh: Los Angeles Times).

Là một trong những loài cóc lớn nhất ở Mỹ, dài 18cm từ mõm tới chân, cóc sa mạc Sanoran chui lên mặt đất để kiếm ăn và giao phối vào mùa hè ẩm ướt, tìm nước ở mọi nơi từ ao hồ, sông suối, kênh mương, vũng nước đọng tới bể bơi hoặc sân golf. Chúng thường hoạt động về đêm. Khi mùa mưa qua đi vào tháng 9, cóc sa mạc Sanoran quay trở lại ẩn náu trong hang ổ.

Đây là chu kỳ lặp lại suốt hàng nghìn năm trên sa mạc Sonoran. Giới nghiên cứu không có cách nào để theo dõi hoặc ước tính số lượng cóc. Tuy nhiên, chúng đang trở thành mục tiêu của thợ săn trộm, người dân địa phương và du khách muốn tìm kiếm hợp chất gây hưng phấn tự nhiên ở tuyến mang tai.

Nhiều người mô tả cảm giác thử 5-MeO-DMT như "hành trình bằng tên lửa vào hư không" hay trải nghiệm đáng sợ nhất mà họ từng có. 5-MeO-DMT được sử dụng hợp pháp ở Mexico, nơi tập trung phần lớn hoạt động săn trộm nhưng không phải tại Mỹ. Ở Arizona, việc bắt cóc sa mạc Sonoran mà không có giấy phép bị cấm. Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu 5-MeO-DMT như một giải pháp điều trị tiềm năng cho chứng trầm cảm và âu lo.

Thomas Weaver, quản lý HIIZ (Bò sát học, ngư học và động vật học không xương sống) ở Bảo tàng sa mạc Arizona-Sonora, lo ngại nạn săn trộm sẽ tạo ra hiệu ứng chuỗi khi môi trường sống ở vùng tây nam nước Mỹ tiếp tục ấm lên và hạn hán hoành hành.

Để lấy 5-MeO-DMT, thợ săn bỏ cóc vào bao, đem đến địa điểm "vắt sữa". Đó là quá trình ép hai tuyến nhỏ cỡ hạt đậu trên cổ cóc nhằm thu hoạch hợp chất màu trắng sữa. Khi sấy khô, hợp chất này có thể dùng để hút hoặc hít. Dù không gây hại cho con cóc, việc vắt sữa có thể khiến nó căng thẳng và không thể tìm đường quay lại nơi sinh sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
“Gan lì cóc tía

“Gan lì cóc tía": Hóa ra cóc tía là con vật kỳ lạ này

Cóc tía là con vật đã đi vào tiềm thức người Việt qua câu thành ngữ "gan lì cóc tía". Nhưng hiện tại, hầu như không ai có cơ hội bắt gặp chúng trong thực tế.

Đăng ngày: 11/05/2025
Loài xâm lược mặt trăng xuất hiện thành viên mới, mặt như cá trê

Loài xâm lược mặt trăng xuất hiện thành viên mới, mặt như cá trê

Ẩn mình trong các dãy núi của cao nguyên Trung Á, một loài mới thuộc dòng họ tardigrade bất tử, có thể sống khỏe ngay cả trên... mặt trăng hoặc trong không gian giữa các vì sao, đã lộ diện.

Đăng ngày: 11/05/2025
Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20

Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20 "lỗ mũi" này

Nưa là tên một sinh vật được lưu truyền trong dân gian và được những người đi rừng mô tả lại.

Đăng ngày: 11/05/2025
Phát hiện

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột. 

Đăng ngày: 11/05/2025
Cảnh tượng đại bàng vàng quăng sơn dương xuống từ vách núi gây sốc

Cảnh tượng đại bàng vàng quăng sơn dương xuống từ vách núi gây sốc

Đại bàng vàng dùng móng vuốt quắp sơn dương chamois nặng gấp khoảng 10 lần, sau đó giết chết con mồi bằng cách thả rơi từ trên cao.

Đăng ngày: 11/05/2025
Những con sói có thể làm thay đổi dòng chảy của các dòng sông

Những con sói có thể làm thay đổi dòng chảy của các dòng sông

Vào những năm 1920, những con sói đã biến mất khỏi Vườn quốc gia Yellowstone. Gần một trăm năm sau, các con sông đã thay đổi dòng chảy của chúng. Chuyện gì đã xảy ra?

Đăng ngày: 10/05/2025
Sư tử đực gây chú ý vì

Sư tử đực gây chú ý vì "kiểu tóc" kỳ lạ

Con sư tử với bộ bờm theo kiểu mái bằng như một "minh tinh trên thảm đỏ" tại các sự kiện đã khiến cộng đồng mạng bất ngờ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News