Loại củ là "vựa" chất chống oxy hóa, giúp giải tỏa stress và trẻ hóa làn da
Củ sen là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Nhưng bạn có biết điều gì đã khiến củ sen trở nên đặc biệt như vậy?
Ăn củ sen có tác dụng gì?
Củ sen có thể chế biến được nhiều món ngon, bổ dưỡng.
Việc củ sen lớn lên trong bùn lầy khiến nhiều người cảm thấy chúng không an toàn và sạch sẽ. Tuy nhiên, hiểu lầm này đã khiến họ bỏ lỡ một loại thực phẩm siêu tốt.
Theo Indiatimes, trong khi ở Nhật Bản và các nước phương Đông khác thường chế biến củ sen thành món trộn với các gia vị thì người dân Ấn Độ thường chiên, nấu cà ri hoặc thậm chí là muối chua.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Củ sen chứa nhiều các chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất, chẳng hạn vitamin B6, vitamin C, thiamin, axit pantothetic, kẽm, kali, phốt pho, đồng, sắt và kẽm. Ngoài ra, củ sen chứa lượng calo thấp nên ăn chúng có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol xấu. Từ đó, có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Sự có mặt của các chất xơ lành mạnh trong củ sen giúp cải thiện tiêu hóa và giảm các bệnh như táo bón hoặc hỗ trợ giảm cân.
Nguồn kali trong củ sen giúp chúng trở thành một loại "thuốc" tuyệt vời, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Chúng ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch. Ngoài ra, pyridoxine trong củ sen giúp kiểm soát mức homocysteine trong máu, giữ cho tim khỏe mạnh.
Cải thiện sức khỏe làn da
Theo Healthifyme, củ sen chứa hàm lượng vitamin C cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy loại vitamin này thúc đẩy sức khỏe làn da theo nhiều cách khác nhau, nhờ vào các chất chống oxy hóa của nó.
Vitamin C làm tăng sản xuất collagen, bảo vệ da khỏi tác động của các gốc tự do và tia cực tím từ bức xạ mặt trời. Đồng thời, chúng hỗ trợ đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa. Ngoài ra, vitamin C còn giúp giảm các triệu chứng tăng sắc tố như đốm nám và da không đều màu.
Trên đây chỉ là 2 trong rất nhiều tác dụng tốt lành của của sen. Chừng ấy cũng đủ để bạn thêm củ sen vào chế độ ăn uống của mình phải không nào?
Củ sen có thể chế biến được nhiều món ngon, chẳng hạn như chiên, xào, hầm canh, kho hoặc làm nước ép.

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu
Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử
Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.
