Loài giun ký trong miệng sinh ép nhện tarantula chết đói
Khi nhiễm giun, nhện tarantula sẽ bỏ ăn và có thể bộc lộ những hành vi kỳ lạ như đi nhón chân.
Các nhà khoa học phát hiện loài giun ký sinh mới sống trong miệng của nhện tarantula và chậm rãi khiến chúng mất mạng. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Parasitology hôm 17/1, loài giun này được đặt tên là Tarantobelus jeffdanielsi.
Những mảng trắng xung quanh miệng của nhện tarantula là khối giun tròn ký sinh. (Ảnh: Adler Dillman/UCR)
Ban đầu, giun xuất hiện dưới dạng mảng trắng xung quanh miệng của nhện. Sau khi nhiễm giun, nhện sẽ mất kiểm soát các phần phụ vốn dùng để điều khiển răng nanh, sau đó bỏ ăn. Chúng cũng có thể bộc lộ những hành vi kỳ lạ khác, ví dụ như đi nhón chân.
Nhện nhiễm bệnh sẽ chậm rãi bỏ mạng. "Có thể mất hàng tháng vì tarantula không phải ăn quá thường xuyên. Tuy nhiên, nếu nhiễm loại giun này, chúng sẽ chết đói", đồng tác giả nghiên cứu Adler Dillman, nhà ký sinh học tại Đại học California, Riverside (UCR), cho biết.
Dillman cùng đồng nghiệp lần đầu chú ý đến loài giun "sát thủ" vào năm 2018, khi một người gây giống nhện tarantula báo cáo có nhiều trường hợp chết bất thường trong đàn của mình. Tất cả những con này đều có một thứ màu trắng kỳ lạ xung quanh miệng. Dillman nhanh chóng nhận ra đây không phải chất do nhện tiết ra mà là một khối giun ký sinh gọi là giun tròn.
Cận cảnh loài giun ký sinh giết nhện tarantula. (Ảnh: Adler Dillman/UCR)
"Giun tròn đã tồn tại hàng trăm triệu năm và tiến hóa để lây nhiễm mọi loại vật chủ trên hành tinh, kể cả người. Bất cứ con vật nào bạn biết trên Trái Đất, đều có một loại giun tròn có thể tác động đến nó", Dillman nói.
Đến nay, hơn 25.000 loài giun tròn đã được mô tả khoa học, nhưng đây mới là loài thứ hai lây nhiễm ở nhện tarantula. Điều này mang đến cho phòng thí nghiệm của Dillman một cơ hội thú vị để tìm hiểu về những con giun săn nhện bí ẩn.
Giun tròn nuôi tại phòng thí nghiệm chủ yếu lưỡng tính, nghĩa là chúng tạo ra cả tinh trùng lẫn trứng, cho phép chúng tự thụ tinh. Trung bình, mỗi giun tròn lưỡng tính đẻ 160 con trong suốt cuộc đời - kéo dài khoảng 11 ngày trong phòng thí nghiệm.
Các nhà nghiên cứu chưa rõ tuổi thọ của giun thay đổi như thế nào khi sống trong nhện tarantula. Họ cũng cho biết, giun tròn chỉ lây nhiễm ở vùng miệng của nhện, phần còn lại không bị ảnh hưởng và không tổn hại gì.

"Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam gồm những giống chó quý hiếm nào?
Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó HMông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.
