Loại gỗ quý hơn vàng, cây giống lại rẻ bèo nhưng tại sao không ai muốn trồng?

Một cây gỗ nanmu vàng có giá bằng vài biệt phủ, cực kỳ quý hiếm nhưng không thương nhân nào muốn đầu tư trồng, tại sao vậy?

Trong vực núi sâu thẳm, có một loại gỗ kỳ diệu được mệnh danh "báu vật trong rừng" - nanmu vàng. Hình dáng của nó ẩn hiện giữa bầu trời xanh và vùng đất xanh, giống như một kho báu ẩn giấu của thiên nhiên. Kho báu quý đến mức không thể tin được - một cây nanmu vàng có thể được bán với giá lên tới 240 triệu NDT (hơn 800 tỷ đồng).

Sở dĩ nanmu vàng được mệnh danh là "báu vật trong rừng" không phải vì sự khan hiếm trên thị trường gỗ mà vì sự bí ẩn độc đáo trong kết cấu bên trong thân. Mỗi cây nanmu vàng giống như một bức tranh cuộn tinh xảo của thời gian, các đường nét bên trong đan xen vào nhau, như những sợi tơ dệt từ vàng nên có tên là nanmu vàng. Đặc điểm kỳ diệu này tạo nên một loại trang trí độc đáo, khiến nanmu vàng trở nên độc nhất trên thị trường gỗ và là một tác phẩm nghệ thuật quý hiếm.

Đây không chỉ là một loại gỗ, mà còn là một dạng phép màu của tự nhiên. Người ta truyền tai rằng, mỗi cây nammu vàng đều mang theo câu chuyện riêng của nó, ghi chép về sự lắng đọng của thời gian và sự ôn hòa của đất đai. Chúng lớn lên giữa núi rừng, chứng kiến sự chuyển động của thời gian, để lại những vệt sần bên trong độc đáo, giống như những kí ức mà trái tim của cây ghi lại.

Loại gỗ quý hơn vàng, cây giống lại rẻ bèo nhưng tại sao không ai muốn trồng?
Gỗ nanmu vàng còn được gọi là "gỗ của hoàng đế". (Ảnh minh họa: Internet).

Vẻ đẹp bí ẩn này cũng đồng nghĩa với một loại giá trị. Sự phát triển của nammu vàng đòi hỏi sự tẩm bổ của thời gian và sự chăm sóc của tự nhiên. Mỗi cây gỗ giống như một người gác trại, lặng lẽ theo dõi lãnh thổ của mình, cho đến khi những vệt sần bên trong hình thành, tỏa ra ánh sáng quyến rũ.

Vì vậy, khi người ta nhìn thấy một cây nanmu vàng, họ không chỉ nhìn thấy một loại gỗ, mà còn là sự kỳ diệu của tự nhiên và sự chất chứa của thời gian. Vẻ đẹp độc đáo này làm cho giá trị của gỗ nanmu vàng trở nên đắt đỏ không còn là điều ngạc nhiên.

Loại gỗ quý hơn vàng, cây giống lại rẻ bèo nhưng tại sao không ai muốn trồng?
Nanmu vàng chủ yếu mọc ở các thung lũng ẩm ướt cận nhiệt đới và ven sông ở độ cao 1.000 đến 1.500 mét, mọc ở Tứ Xuyên, phía tây Hồ Bắc, Vân Nam, Quý Châu và các tỉnh phía nam sông Dương Tử của Trung Quốc. (Ảnh: Internet).

Nanmu vàng không chỉ đẹp mà còn hiếm. Loài cây này phát triển chậm, giống như những ẩn sĩ của thiên nhiên, chúng chọn cách sinh trưởng lặng lẽ ở vùng núi sâu và rừng già. Phải mất hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm, những sợi chỉ vàng bên trong mới dần hình thành. Đây không chỉ là gỗ mà còn là chứng tích của thời gian, một điều kỳ diệu không thể sao chép được.

Giá gỗ nanmu vàng cực cao nhưng giá cây giống nanmu vàng lại thấp đến mức đáng kinh ngạc, chỉ chục tệ (hơn 30.000 đồng), những cây giống chất lượng tốt hơn cũng chỉ có giá khoảng 100 tệ (hơn 300.000 đồng).

Nhưng câu hỏi được đặt ra là giá cây giống rẻ như vậy, gỗ lại quý và đắt như thế, tại sao không ai trồng nanmu vàng? Câu trả lời là trồng nanmu vàng không hề dễ dàng. Chu kỳ tăng trưởng của nanmu vàng vô cùng dài, dây không phải là khoản đầu tư sẽ mang lại kết quả chỉ sau một đêm. Do kết cấu gỗ đặc biệt và sự hình thành thớ bên trong, nanmu vàng cần hàng thập kỷ, thậm chí hàng trăm năm để đạt đến độ chín. Để chờ đợi cây non nhỏ bé biến thành một viên ngọc vàng sáng ngời thì tốn nhiều thời gian và sức lực.

Trong chu kỳ tăng trưởng dài, người trồng có thể đối diện với nhiều sự kiện bất ngờ như thời tiết khắc nghiệt, thiên tai... ảnh hưởng tới sự phát triển của nanmu vàng, thậm chí gây thiệt hại. Quá trình trồng cây đầy rẫy bấp bênh và rủi ro cao nên rất ít thương nhân sẵn sàng đầu tư trên quy mô lớn. Do đó, loại gỗ này đã hiếm lại càng hiếm hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước cam biến mất khỏi kệ hàng nhiều nơi trên thế giới?

Vì sao nước cam biến mất khỏi kệ hàng nhiều nơi trên thế giới?

Mức giá cao kỷ lục đối với nước cam trên thế giới hiện nay sẽ còn kéo dài, vì dịch bệnh và thời tiết khắc nghiệt đang tàn phá các vườn cam ở các nhà sản xuất hàng đầu thế giới.

Đăng ngày: 19/06/2024
Tại sao mưa đá xuất hiện giữa mùa nóng?

Tại sao mưa đá xuất hiện giữa mùa nóng?

Mưa đá xảy ra do bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh - nóng gặp nhau. Do đó, những tháng chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang nóng như tháng 5, 6, mưa đá dễ hình thành.

Đăng ngày: 17/06/2024
Tại sao sương mù xuất hiện trong máy bay?

Tại sao sương mù xuất hiện trong máy bay?

Sương mù có thể là hiện tượng quen thuộc nếu bạn lên máy bay vào một ngày ẩm ướt.

Đăng ngày: 16/06/2024
Tại sao đường sắt cao tốc bị cấm đi vào ban đêm ở nhiều quốc gia?

Tại sao đường sắt cao tốc bị cấm đi vào ban đêm ở nhiều quốc gia?

Đường sắt cao tốc đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông hiện đại, mang đến cho con người phương tiện di chuyển nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.

Đăng ngày: 15/06/2024
Tại sao ung thư ở Việt Nam tăng?

Tại sao ung thư ở Việt Nam tăng?

Số người ung thư ở Việt Nam tăng 2,6 lần trong hơn hai thập kỷ, đến nay mỗi năm vượt 180.000 ca mắc mới; mô hình bệnh cũng thay đổi.

Đăng ngày: 15/06/2024
Tại sao cây bao báp là

Tại sao cây bao báp là "báu vật của châu Phi" nhưng khi du nhập vào Trung Quốc lại trở thành "phế phẩm"?

Cây bao báp là một loài cây mang tính biểu tượng của châu Phi. Với thân cây to lớn, tán lá rộng và khả năng trữ nước phi thường.

Đăng ngày: 15/06/2024
Tại sao nhiệt độ 40 độ C ở sa mạc lại dễ chịu đựng hơn ở các nước nhiệt đới?

Tại sao nhiệt độ 40 độ C ở sa mạc lại dễ chịu đựng hơn ở các nước nhiệt đới?

Khi nhiệt độ ở một thành phố thuộc một nước nhiệt đới mà lên đến 40 độ C thì người dân sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, dễ kiệt sức, nhưng ở sa mạc thì không như vậy.

Đăng ngày: 13/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News