Loài kiến biết "phẫu thuật" để cứu đồng loại

Các nhà nghiên cứu phát hiện kiến thợ mộc Florida có thể tiến hành phẫu thuật cắt cụt chân và làm sạch vết thương để ngăn nhiễm trùng lan rộng.

Kiến ở Florida có thể thực hiện phẫu thuật cứu sống đồng loại, theo nghiên cứu công bố hôm 2/7 trên tạp chí Current Biology. Chúng là loài vật thứ hai trên thế giới có khả năng này, sau con người. Các nhà nghiên cứu phát hiện kiến thợ mộc Florida (Camponotus floridanus) nhận biết vết thương ở chân đồng loại cùng tổ, sau đó điều trị bằng cách làm sạch hoặc cắt cụt.

Loài kiến biết phẫu thuật để cứu đồng loại
Kiến thợ mộc Florida cắt cụt chân cho đồng loại bị thương. (Ảnh: Bart Zijlstra).

"Nói tới hành vi cắt cụt chi, đây là trường hợp duy nhất trong đó một cá thể thực hiện quá trình cắt cụt phức tạp và có hệ thống cho thành viên khác cùng loài trong vương quốc động vật", tác giả chính của nghiên cứu Erik Frank, nhà sinh thái học hành vi ở Đại học Würzburg, Đức, kết luận.

Năm 2023, nhóm nghiên cứu của Frank phát hiện một loài kiến châu Phi là Megaponera analis có thể điều trị vết thương nhiễm trùng cho thành viên trong tổ bằng hợp chất kháng khuẩn tiết ra từ các tuyến của chúng. Kiến thợ mộc Florida không có tuyến tương tự, vì vậy nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu loài vật này xử lý vết thương của đồng loại như thế nào.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu xem xét hai loại vết thương ở chân gồm vết rách ở đùi và ở đốt ống. Trong thí nghiệm, họ quan sát kiến thợ mộc xử lý vết thương ở đùi thông qua dùng miệng làm sạch rồi cắt cụt chân bằng cách cắn nhiều lần. Trong khi đó, chúng chỉ làm sạch vết thương ở đốt ống. Ca phẫu thuật giúp cải thiện đáng kể khả năng sống sót của bệnh nhân. Tỷ lệ sống sót đối với vết thương ở đùi tăng từ dưới 40% lên 90 - 95% sau khi tiến hành cắt cụt còn đối với vết thương ở đốt ống, tỷ lệ sống sót nâng từ 15% lên 75% sau khi làm sạch.

Các nhà khoa học cho rằng, kiến chỉ cắt cụt đối với vết thương ở đùi thay vì mọi vết thương ở chân do hạn chế về tốc độ. Những con kiến mất ít nhất 40 phút để hoàn thành ca cắt cụt. Sau khi nghiên cứu ảnh chụp cắt lớp của kiến thợ mộc, Frank và cộng sự suy đoán tổn thương ở cơ bắp bơm máu trên đùi khiến tuần hoàn máu chậm đi. Điều này sẽ khiến máu chứa vi khuẩn mất thời gian lâu hơn để truyền khắp cơ thể, cho phép kiến có đủ thời gian cắt cụt chi.

Ngược lại, đốt ống của kiến có tương đối ít mô cơ, vì vậy tình trạng nhiễm trùng có thể lan nhanh hơn. Điều này có nghĩa kiến thợ mộc mất quá nhiều thời gian cắt cụt chi để ngăn vi khuẩn có hại lan rộng, vì vậy chúng tập trung vào làm sạch vết thương. "Kiến có thể chẩn trị vết thương, xem xét chỗ đó nhiễm trùng hay vô trùng, và điều trị tùy theo tình trạng trong thời gian dài. Đây là hệ thống y tế duy nhất có thể so sánh với con người", Frank nói.

Khả năng nhận biết và điều trị vết thương của kiến mang tính bẩm sinh và các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về hành vi học hỏi. Hiện nay, họ đang mở rộng nghiên cứu sang những loài kiến khác không sở hữu tuyến kháng khuẩn đặc biệt để xem chúng có khả năng tiến hành phẫu thuật hay không.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tầng cao nhất mà muỗi có thể bay tới là tầng nào? Chuyên gia đưa ra câu trả lời!

Tầng cao nhất mà muỗi có thể bay tới là tầng nào? Chuyên gia đưa ra câu trả lời!

Vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao và lượng mưa nhiều, muỗi có điều kiện thuận lợi để sinh sản. Việc sống ở tầng nào để tránh muỗi trở thành một tiêu chí quan trọng khi chọn mua nhà chung cư.

Đăng ngày: 04/07/2024
Cây cổ thụ 400 năm tuổi có thể dự báo thời tiết chính xác ở Trung Quốc

Cây cổ thụ 400 năm tuổi có thể dự báo thời tiết chính xác ở Trung Quốc

Được mệnh danh là mắt trời, cây cổ thụ 400 năm tuổi có khả năng dự báo thời tiết chính xác khiến cộng đồng mạng thích thú.

Đăng ngày: 04/07/2024
Bí ẩn về những cây dừa không bao giờ ra quả, nhưng vẫn có thể nuôi sống hàng triệu người!

Bí ẩn về những cây dừa không bao giờ ra quả, nhưng vẫn có thể nuôi sống hàng triệu người!

Trong thế giới tự nhiên rộng lớn ẩn chứa vô số điều kỳ diệu mà con người chưa khám phá hết. Cây dừa cao lương (Metroxylon sagu) là một minh chứng cho điều này.

Đăng ngày: 02/07/2024
Vi khuẩn giống quái vật hồ Loch Ness có cách bắt mồi độc lạ

Vi khuẩn giống quái vật hồ Loch Ness có cách bắt mồi độc lạ

Sinh vật đơn bào Lacrymaria olor sử dụng một trong những kỹ thuật săn mồi kỳ lạ nhất.

Đăng ngày: 28/06/2024
Loài bướm bay hơn 4.000km vượt Đại Tây Dương

Loài bướm bay hơn 4.000km vượt Đại Tây Dương

Tận dụng gió thổi từ sa mạc Sahara ở châu Phi đến Nam Mỹ, bướm Vanessa cardui nhỏ bé có thể bay liên tục 5 - 8 ngày xuyên biển.

Đăng ngày: 27/06/2024
Trung Quốc tạo ra gạo từ tế bào thịt lợn, gà

Trung Quốc tạo ra gạo từ tế bào thịt lợn, gà

Nhờ kết hợp thịt nuôi cấy tế bào và gạo, các nhà khoa học thu được những thực phẩm mới giàu dinh dưỡng, nấu chín có cả mùi thơm của cơm và thịt.

Đăng ngày: 27/06/2024
Kỳ lạ loại quả mất một năm mới chín, ăn xanh là độc

Kỳ lạ loại quả mất một năm mới chín, ăn xanh là độc

Quả Monstera deliciosa phải mất gần một năm để chín và chỉ khi đã chín hoàn toàn, trái cây này mới có thể ăn được. Nó có hương vị vô cùng đặc biệt, giống như kết hợp của chuối, dứa và xoài.

Đăng ngày: 26/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News