Loài kiến có thể đánh hơi "mùi" ung thư ở người

Các nhà khoa học Pháp đã tìm ra loài kiến có khả năng đánh hơi các tế bào ung thư trong cơ thể người và có thể sử dụng để chẩn đoán ung thư trong tương lai.

Nhóm chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) đã phát hiện loài kiến Formica fusca có khứu giác rất phát triển.

Nó có thể phân biệt các tế bào ung thư với các tế bào khỏe mạnh ở người. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết họ cần tiến hành thêm các thử nghiệm lâm sàng trước khi có thể đưa loài côn trùng này tham gia vào công tác chẩn đoán tại bệnh viện.


Kiến có thể phân biệt giữa tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh. (Ảnh minh họa - Daily Mail).

Họ bày tỏ tin tưởng rằng trong tương lai, kiến có tiềm năng xác định vị trí các tế bào ung thư ở người giỏi hơn loài chó.

Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho 36 con kiến Formica fusca ngửi các tế bào trong môi trường phòng thí nghiệm.

Đầu tiên, họ cho kiến tiếp xúc với mùi của một mẫu tế bào ung thư của người và phần thưởng đi kèm là một chút dung dịch đường.

Trong bước thứ hai, các nhà nghiên cứu cho kiến tiếp xúc với hai loại mùi khác nhau, gồm một mùi hoàn toàn mới và thứ hai là mùi của các tế bào ung thư.

Sau khi thử nghiệm này thành công, các nhà nghiên cứu đã cho kiến tiếp xúc với những tế bào ung thư khác nhau. Kết quả, họ nhận thấy kiến có thể phân biệt giữa tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, cũng như là giữa hai loại ung thư khác biệt.

Sau khi huấn luyện, kiến Formica fusca đã phát hiện được các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi do các tế bào ung thư thải ra.

Trong một thông báo mới đây, CNRS cho hay trước khi được sử dụng trên quy mô lớn, họ cần phải đánh giá lại hiệu quả của phương pháp này bằng cách thử nghiệm lâm sàng trên người.

Dù vậy, kết quả ban đầu thấy kiến có khả năng học phân biệt mùi rất nhanh, cùng với tiềm năng cao trở thành một phương án chẩn đoán ung thư chi phí thấp nhưng đem lại hiệu quả cao và ít xâm lấn.

Tờ Daily Mail đưa tin đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học sử dụng khứu giác của động vật để xác định vị trí các tế bào ung thư.

Giới chuyên gia giải thích rằng, mũi của loài chó có thể chẩn đoán bệnh ung thư với độ chính xác cao. Thế nhưng, thời gian huấn luyện chúng phải mất từ vài tháng đến cho một năm.

Mặt khác, họ có thể dễ dàng nuôi côn trùng giống như kiến điều kiện có kiểm soát và không gây tốn kém. Kiến có hệ thống khứu giác phát triển đồng đều giữa hàng trăm cá thể với nhau.

Trong tương lai, họ có thể huấn luyện kiến làm các nhiệm vụ đánh hơi phức tạp như tìm chất gây nghiện, chất nổ, thực phẩm hỏng hoặc các bệnh khác như sốt rét, nhiễm trùng và tiểu đường.

Khám phá mới này vừa được công bố trên tạp chí iScience.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.

Đăng ngày: 21/03/2025
Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Kinh hãi tò vò ngọc lục bảo, ác mộng với những con gián

Vào thời điểm con gián làm sạch cơ thể mình xong, nọc độc của tò vò ngọc lục bảo đã hoàn toàn chiếm lấy ý chí của nó.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News