Loài ký sinh trùng giúp kiến tăng gấp 3 tuổi thọ

Khi sống ký sinh trong ruột kiến, có vẻ sán dây Anomotaenia brevis đã bơm chất chống oxy hóa và các protein khác giúp kiến trẻ trung, béo tốt hơn.

Bị sán dây ký sinh thường rất tối tệ, nhưng với kiến Temnothorax nylanderi thì khác. Nếu một con kiến thuộc loài này gặm phân chim gõ kiến khi còn là ấu trùng và nhiễm sán dây Anomotaenia brevis, nó có thể sống lâu hơn đồng loại gấp ba lần, thậm chí lâu hơn, Science Alert hôm 17/6 đưa tin.

Những đồng loại khỏe mạnh sẽ làm công việc của kiến thợ, mang kiến nhiễm sán dây đi khắp nơi, chăm bẵm và cho ăn. Những "bệnh nhân" được nuông chiều này gần như không rời khỏi tổ.

Trong nghiên cứu mới đăng trên kho dữ liệu bioRxiv, nhóm chuyên gia dẫn đầu bởi nhà côn trùng học Susanne Foitzik tại Đại học Johannes Gutenberg, Đức, tìm ra lời giải thích khả dĩ cho lối sống kỳ lạ này.


Kiến Temnothorax nylanderi. (Ảnh: Wikimedia).

Khi sán dây sống trong ruột kiến, có vẻ nó đã bơm chất chống oxy hóa và các protein khác vào hemolymph (chất lỏng trong hệ tuần hoàn của động vật chân khớp, tương tự như máu). Nhóm chuyên gia chưa rõ những protein đặc biệt này có tác dụng gì với sức khỏe, nhưng nhiều khả năng chúng đã góp phần giúp kiến nhiễm bệnh luôn trẻ và "tươi ngon".

Trong vòng đời của sán dây Anomotaenia brevis, kiến không phải nơi cư trú cuối cùng. Chúng sẽ sống trong cơ thể của chim gõ kiến khi trưởng thành, đồng nghĩa chúng hưởng những lợi ích nhất định khi giữ cho kiến trông trẻ trung, béo tốt và tươi ngon. Nhờ đó, kiến có thể trở thành bữa sáng cho chim.

Vào năm 2021, Foitzik cùng đồng nghiệp phát hiện, trong khi kiến Temnothorax nylanderi nhiễm sán dây sống rất nhàn nhã thì những con khỏe mạnh trong đàn phải trả giá. Chúng chịu gánh nặng chăm sóc "bệnh nhân" và chết sớm hơn rất nhiều. Việc kiến thợ bận chăm sóc kiến nhiễm bệnh và ít quan tâm đến kiến chúa hơn có thể gây rắc rối cho cả đàn.

Trong nghiên cứu mới, nhóm nhà khoa học một lần nữa so sánh kiến nhiễm bệnh với kiến khỏe mạnh, quan sát kỹ lượng protein trong hemolymph. Họ phát hiện, các protein của sán dây chiếm một phần đáng kể trong số những protein chảy qua hemolymph của kiến, hai trong số những protein dồi dào nhất là loại chống oxy hóa.

Một số protein khác có thể giải thích tại sao kiến nhiễm bệnh được ưu ái. Nhóm chuyên gia tìm thấy lượng lớn protein vitellogenin-like A, nhưng không phải do ký sinh trùng mà do chính con kiến tạo ra. Loại protein này tham gia điều chỉnh sự phân công lao động và sinh sản trong xã hội kiến. Nhóm nghiên cứu cho rằng bằng các nào đó, loại protein này tác động đến hành vi của kiến, lừa những con khỏe mạnh yêu thích chúng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa rõ sán dây đang chủ động thao túng biểu hiện gene của các protein như vitellogenin-like A hay đây chỉ là sản phẩm phụ ngẫu nhiên của quá trình nhiễm ký sinh trùng. Họ dự định tiếp tục nghiên cứu các protein của ký sinh trùng để hiểu rõ hơn về cách chúng tác động đến hành vi, ngoại hình và tuổi thọ của kiến.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Top 4 loại nấm cực độc thường gặp ở Việt Nam

Top 4 loại nấm cực độc thường gặp ở Việt Nam

Ngộ độc nấm có thể từ các triệu chứng lành tính của rối loạn tiêu hóa tổng quát đến biểu hiện có khả năng tàn phá bao gồm suy gan, suy thận và di chứng thần kinh.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Giải mã được lý do kiến đạn

Giải mã được lý do kiến đạn "đốt đau nhất thế giới"

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện loài kiến 'đốt đau nhất thế giới' là do các độc tố của chúng đi thẳng đến dây thần kinh gây đau của con người.

Đăng ngày: 08/05/2025
Cây

Cây "ma" bí ẩn sống không cần quang hợp

Không chứa chất diệp lục, không cần ánh sáng Mặt trời, cây bóng ma ẩn sâu trong những khu rừng u tối ở châu Phi và châu Á.

Đăng ngày: 08/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Đăng ngày: 05/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News