Loài mèo đốm kỳ lạ có tiếng kêu như chim

Các nhà khoa học lần đầu tiên ghi lại tiếng kêu giống như chim của một loài mèo đốm đặc hữu của châu Mỹ.

Mèo đốm Kodkod (Leopardus guigna) trông giống con lai giữa mèo nhà và báo cheetah. Chúng sinh sống chủ yếu trong những cánh rừng ôn đới ở Chile và các khu vực lân cận ở phía tây Argentina. Với chiều dài khi trưởng thành chỉ khoảng 37 - 52 cm tính cả đuôi và nặng từ 2 đến 2,5 kg, đây là loài mèo hoang nhỏ nhất ở Tây Bán cầu.

Do có quy mô quần thể nhỏ cùng với lối sống ẩn dật, hành vi của L. guigna đến nay vẫn chưa được hiểu rõ, đặc biệt là cách chúng giao tiếp. Trong một video ngắn mới được xuất bản hôm 18/5 trên trang Live Science, các nhà sinh vật học lần đầu tiên tiết lộ tiếng kêu giống như chim của loài mèo đốm đáng yêu này.

Loài mèo đốm kỳ lạ có tiếng kêu như chim
Ảnh chụp mèo đốm Kodkod trong Photo Ark. (Ảnh: Joel Sartore).

Leopardus guigna gần đây còn trở thành loài thứ 10.000 được thêm vào Photo Ark, một dự án của National Geographic do nhiếp ảnh gia Joel Sartore dẫn đầu, nhằm chụp hình tất cả các loài sống trong vườn thú và khu bảo tồn động vật hoang dã trên toàn cầu.

Sartore đã ghi lại bức ảnh đầu tiên vào năm 2006 về một con chuội chũi trụi lông (Heterocephalus glaber). Mục tiêu của dự án là chụp ảnh chân dung của ít nhất 15.000 loài, đại diện cho động vật có vú, cá, chim, lưỡng cư, bò sát và động vật không xương sống. 

Thông qua bộ sưu tập, Sartore hy vọng có thể tạo ra một cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học trên thế giới, đồng thời truyền cảm hứng cho con người hành động để bảo tồn các loài đang bị đe dọa trước khi chúng biến mất. "Photo Ark kết nối cảm xúc của chúng ta với động vật. Đó là sự giao tiếp bằng ánh mắt, khiến mọi người cảm động và muốn giúp đỡ", Sartore chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá sấu phi thân ngoạn mục bắt sống dơi treo ngược cành cây

Cá sấu phi thân ngoạn mục bắt sống dơi treo ngược cành cây

Đôi khi sát thủ đầm lầy không có cơ hội tiếp cận những con mồi cỡ lớn, chúng phải tìm mọi cách để sinh tồn, bao gồm cả việc săn những con dơi.

Đăng ngày: 19/05/2020
Con gà may mắn nhất thế giới đẻ ra trứng 3 lòng đỏ

Con gà may mắn nhất thế giới đẻ ra trứng 3 lòng đỏ

Con gà mái Darlene bất ngờ đẻ ra quả trứng có 3 lòng đỏ, một sự may mắn hiếm có với tỷ lệ 1/25 triệu trên toàn thế giới.

Đăng ngày: 19/05/2020
Chỉ tồn tại một loài vật duy nhất trên đời có màu xanh lam - vì sao màu này lại hiếm đến vậy?

Chỉ tồn tại một loài vật duy nhất trên đời có màu xanh lam - vì sao màu này lại hiếm đến vậy?

Thử nghĩ xem, các loài vật có màu xanh lam bạn nhìn thấy trên đời liệu có đếm vừa hết được 10 đầu ngón tay? Mà quan trọng hơn, chưa chắc chúng đã có màu sắc như bạn nghĩ.

Đăng ngày: 18/05/2020
Bất ngờ trước tình bạn của một trong những sinh vật cô độc và lạnh lùng nhất thế giới

Bất ngờ trước tình bạn của một trong những sinh vật cô độc và lạnh lùng nhất thế giới

Thường được coi là một sinh vật đơn độc và lạnh lùng, rắn được cho là loài không có tương tác xã hội với nhau.

Đăng ngày: 18/05/2020
Khoa học vừa tạo ra chuột mang tế bào người

Khoa học vừa tạo ra chuột mang tế bào người

Bằng việc tiêm tế bào gốc của người vào phôi chuột, các nhà khoa học sẽ tạo ra giống chuột cho kết quả thử nghiệm chính xác hơn.

Đăng ngày: 18/05/2020
Nhà khoa học

Nhà khoa học "say" vì khí cười trong phân chim cánh cụt

Các nhà nghiên cứu gặp phải triệu chứng như uể oải, buồn nôn, đau đầu, sau nhiều giờ hít khí cười sinh ra từ phân chim cánh cụt vua ở Nam Cực.

Đăng ngày: 18/05/2020
Giải mã bí mật của loài ốc sên sống trên miệng núi lửa

Giải mã bí mật của loài ốc sên sống trên miệng núi lửa

(Dân trí) - Loài ốc sên chân giáp (ốc sên thủy nhiệt) đã sống sót trong những điều kiện mà các nhà nghiên cứu gọi là “những điều kiện không thể có sự sống" ở các lỗ thông nơi miệng núi lửa.

Đăng ngày: 17/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News