Loài mèo hiểu ngôn ngữ con người như thế nào?

Mèo chỉ có thể hiểu một số từ ngắn và cụm từ của người chủ, chẳng hạn như "ăn", "ngủ" hay "về đây" và sẽ phản ứng lại theo cách của chúng. Mèo cũng có thể nhận ra chủ khi nói với chúng, và sẽ suy ra ý nghĩa của người chủ dựa trên cách họ nói và hành động. Tuy nhiên, mèo không thể hiểu được ngôn ngữ trong toàn diện như con người.

Mèo sẽ tương tác lại chúng ta bằng tiếng kêu meo meo hay thể hiện bằng ngôn ngữ cơ thể.

Theo Animal Path, các nghiên cứu khoa học cho thấy, mèo thường hiểu khoảng 20 đến 40 từ. Một số loài hiểu tới 50 từ và chúng có thể học, xác định tên của mình.

Đúng hơn khi nói rằng, mèo phân biệt và liên kết các từ với những thứ nhất định hơn là hiểu chúng và biểu hiện bằng ngôn ngữ cơ thể, giọng nói khi được cùng chủ nhân nô đùa, cho ăn, vuốt ve.

Nhận thức giống trẻ nhỏ

Theo đó, việc tiếp nhận và hiểu các từ ở mèo sẽ tương đương với những gì xảy ra ở trẻ nhỏ.

Những từ ngắn và được sử dụng thường xuyên, là những thứ mà chúng sẽ nhận ra dễ dàng nhất. Nhờ ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu của chủ nhân, chúng có thể liên kết lời nói với một vật hoặc tình huống mà chúng biết rõ, chẳng hạn như thức ăn, khoảnh khắc vui chơi hoặc vuốt ve.


Mèo hiểu hoặc nhận ra giọng nói của chủ nhân và chúng chú ý khi được nói chuyện.

Đáng chú ý, loài mèo cũng có thể dễ dàng nhận ra tên của chúng. Chúng có phản ứng đặc biệt khi chủ nhân gọi tên của chúng và chúng thường tương tác lại bằng tiếng meo meo hoặc thực hiện những chuyển động của đầu, vẫy đuôi và tai.

Mèo có thích được nói chuyện không?

Mèo không có khả năng nhận thức hoàn toàn để có thể diễn giải ngôn ngữ của con người. 

Nếu bạn cảm thấy rằng con mèo của bạn không dễ tiếp thu khi bạn nói chuyện với nó, thì hãy yên tâm rằng, chúng có thể nhận ra giọng nói của chủ nhân và chú ý đến lời nói của con người.

Nhưng chúng phản ứng dễ dàng hơn với giọng nói bình tĩnh và nhẹ nhàng.

Mèo cũng chú ý đến nét mặt và ngôn ngữ cơ thể. Một nghiên cứu cho thấy mèo chú ý đến việc chớp mắt.

Theo một nghiên cứu của Nhật Bản, mèo hiểu hoặc nhận ra giọng nói của chủ nhân và chúng chú ý khi được nói chuyện.

Marilyn Krieger, một nhà hành vi học về mèo, Đại học California, Mỹ nói rằng, chúng có nhiều khả năng phản ứng và tương tác với con người nếu được nói chuyện bằng một giọng bình tĩnh, nhẹ nhàng.

Điều này đồng nghĩa với việc, giọng điệu và âm lượng giọng nói của bạn rất quan trọng khi giao tiếp với mèo khiến chúng có thể cảm thấy bị đe dọa hoặc đang được chủ nhân bảo vệ, yêu thương.

Một số chủ sở hữu mèo chứng thực rằng, thú cưng của họ phản ứng với chúng bằng cách kêu meo meo và rên rỉ khi nói chuyện. Các chuyên gia về mèo tin rằng, mèo thích được nói chuyện miễn là bạn không làm gián đoạn giấc ngủ hoặc bữa ăn của chúng.

Họ cũng quan sát thấy mèo thu thập rất nhiều thông tin bằng cách lắng nghe giọng nói của con người, quan sát nét mặt và chú ý đến ngôn ngữ cơ thể.

Tiến sĩ Uri Burstyn, một bác sĩ thú y đến từ Vancouver, bang British Columbia, Canada cho biết, mèo có xu hướng chú ý nhiều hơn nếu chúng được nói chuyện bằng giọng cao vút.

Bạn có thể tận dụng điều này để đặt tên cho con mèo của mình. Mèo có xu hướng phản ứng khi tên kết thúc bằng âm thanh high-pitched (cao độ) vì nó bắt chước âm thanh của con mồi.

Khi ta nói chuyện với chúng, mèo có thể đáp lại chúng ta bằng những chuyển động đầu, tai, vẫy đuôi hay tiếng kêu khì khì. Chúng cũng có thể nhận ra tên của chúng khi được chủ nhân gọi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 29/04/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
Động vật rừng Việt Nam (1)

Động vật rừng Việt Nam (1)

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã

Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã

Gaur, còn được gọi là "bò rừng Ấn Độ" hay bò tót, là loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã. Chúng là họ hàng gần của gia súc thuần hóa.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News