Loài mới 500 triệu tuổi kinh dị như "sinh vật ngoài hành tinh"
Hình ảnh phục dựng cho thấy một thứ đẹp mắt và đáng sợ đang bơi lội, khiến các nhà khoa học trưng dụng luôn tên của sinh vật ngoài hành tinh trong bộ phim đoạt giải Oscar "Dune" để đặt cho nó.
Theo Live Science, hóa thạch đặc biệt đã được khai quật ở phía Bắc bang Utah nước Mỹ, là một con giun biển cổ đại.
Nhưng hoàn toàn khác với "dung nhan" những con giun biển hiện đại, hình ảnh phục dựng cho thấy một cơ thể tua tủa những thứ giống như hàng chục mảnh dao sắc, nhiều màu sắc xếp khắp cơ thể.
Shaihuludia shurikeni được mô tả giống sinh vật ngoài hành tinh trong phim khoa học viễn tưởng Mỹ - (Ảnh đồ họa: Rhiannon LaVine)
Nó được đặt tên là Shaihuludia shurikeni, lấy cảm hứng từ tên của những con sâu ngoài hành tinh hư cấu "Shai-Hulud" trên hành tinh cát Arrakis trong bộ phim Mỹ "Dune" (bản phát hành tại Việt Nam mang tên Dune: Hành tinh cát) giành 6 giải Oscar năm 2022.
Ngoài ra, shurikeni lấy cảm hứng từ shuriken trong tiếng Nhật, là phi tiêu dạng ngôi sao mà ninja sử dụng, vì các sợi lông của nó - chính là thứ tua tủa đủ màu - cũng sắc bén y như lưỡi shuriken.
Theo nhà nghiên cứu chính Rhiannon LaVine từ Viện Đa dạng sinh học thuộc Đại học Kansas, sinh vật y như ngoài hành tinh này đã sống trong kỷ Cambri (541 đến 485,4 triệu năm trước), là kỷ nguyên bùng nổ đa dạng sinh học, tạo tiền đề cho các lớp sinh vật đa dạng những thời kỳ sau.
Hóa thạch của sinh vật dài 7-8 cm này được tìm thấy nguyên vẹn tại Spence Shale, một địa tầng địa chất dày dọc theo biên giới Bắc Utah và Nam Idaho.
"Tôi mở mảnh đá này và ngay lập tức biết đó là thứ gì không bình thường. Điều đầu tiên tôi thấy là những lưỡi dao xuyên tâm giống ngôi sao hoặc bông hoa".
Bài công bố vừa đăng tải trên tạp chí Historical Biology cũng cho biết loài mới này và cả họ hàng của nó là dạng mẫu vật rất hiếm có.
Chúng giúp chúng ta "vượt thời gian" vào kỷ Cambri, thời đại mà sự sống Trái đất thay đổi vĩnh viễn. Hiện các nhà khoa học chưa nghiên cứu sâu về sinh vật này, nhưng chắc chắn nó phải là tổ tiên lâu đời của nhiều loài trong thế giới hiện đại.

Phát hiện cô gái Ai Cập mang khuôn mặt vàng ròng, cơ thể nguyên vẹn sau 3.000 năm
Các nhà khoa học Ai Cập đã tìm được một kho báu vô song ngay gần lăng mộ Vua Tut huyền thoại, bao gồm một kim tự tháp thờ nữ hoàng bí ẩn và hơn 300 xác ướp nguyên vẹn, xa hoa.

Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện loài cây có hoa đầu tiên trên Trái đất, Montsechia Vidalii, sống cách đây khoảng 125-130 triệu năm.

Lục địa mất tích được tìm thấy sau 375 năm
Các nhà khoa học phải mất 375 năm để khám phá ra lục địa thứ tám của thế giới.

Thành cổ nghìn năm nằm sâu dưới đáy hồ nước sạch nhất Trung Quốc
Năm 2009, người ta phát hiện ở hồ Thiên Đảo có một số di chỉ văn hóa và mộ cổ, trải dài từ các thời kỳ xa xưa như Đồ đá, Xuân Thu Chiến Quốc...

Những lăng mộ cổ đại đều bị đóng chặt từ bên trong, làm thế nào để người thợ cuối cùng thoát ra?
Lăng mộ thời cổ đại, đặc biệt là lăng tẩm của hoàng thất đều được xây dựng với những thiết kế đầy bí ẩn mà đến thời nay chúng ta vẫn rất khó để tìm ra lời giải.

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng
Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.
