Loài mối tự phát nổ để bảo vệ tổ

Một loài mối cảm tử ở vùng Guiana thuộc Pháp mang trên lưng balô chứa chất độc dễ bay hơi sẵn sàng nổ tung ngay lập tức khi cần bảo vệ tổ.

Những con mối cảm tử tiến hóa một cơ chế tự vệ độc đáo, đó là mang balô chứa đầy chất độc lỏng, có thể kích hoạt để phát nổ và đầu độc kẻ thù trong quá trình đó. Giờ đây, các nhà khoa học khám phá bí ẩn về cách chúng mang theo chiếc balô chết chóc này bên mình và kích nổ khi cần, Live Science hôm 3/9 đưa tin.

Loài mối tự phát nổ để bảo vệ tổ
Một con mối Neocapritermes taracua. (Ảnh: Aleš Buček).

Năm 2012, giới nghiên cứu phát hiện mối thợ Neocapritermes taracua lớn tuổi trang bị balô có đốm màu xanh phát nổ khi chúng bị đe dọa. Mối thợ N. taracua có một tuyến đặc biệt ở bụng tiết dần enzyme laccase BP76 màu xanh vào túi trên lưng. Khi chúng già đi, những con mối tích lũy balô đựng tinh thể màu xanh chứa đồng đó. Khi bị đe dọa, mối thợ cọ xát cơ thể, trộn enzyme với chất tiết trong tuyến nước bọt của chúng. Kết quả là một chất lỏng dính, giàu hợp chất benzoquinone cực độc có thể làm tê liệt hoặc giết chết động vật săn mồi.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu băn khoăn BP76 có thể duy trì trạng thái rắn khi lưu trữ trên lưng mối bằng cách nào, đồng thời sẵn sàng phản ứng ngay tức thì khi cọ xát. Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Structure khám phá bí ẩn đó bằng cách cung cấp cấu trúc tinh thể độ phân giải cao đầu tiên của enzyme này. Cấu trúc 3 chiều của enzyme hé lộ BP76 có cơ chế ổn định hóa đa dạng, theo trưởng nhóm nghiên cứu Jana Škerlová ở Viện hóa học và sinh hóa học hữu cơ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Czech. Enzyme được gập gọn giúp nó không bị thoái hóa theo thời gian. Một lớp bảo vệ khác đến từ phân tử đường gắn liền với protein, hình thành lá chắn bảo vệ giúp ổn định hóa cấu trúc.

Một trong những đặc điểm thú vị hơn cả của BP76 là liên kết hóa học mạnh khác thường giữa hai axit amin, lysine và cysteine, gần điểm hoạt động của enzyme. Liên kết này không chỉ phổ biến ở các enzyme mà còn đóng vai trò chủ chốt giúp duy trì cấu trúc của BP76, đặc biệt khi enzyme được lưu trữ ở thể rắn trên lưng mối. Liên kết đóng vai trò như một cơ cấu khóa, đảm bảo enzyme có thể duy trì hình dáng và hoạt động đầy đủ, sẵn sàng triển khai ngay lập tức khi mối cần bảo vệ tổ.

Khả năng lưu trữ và tích lũy enzyme một cách ổn định khi mối già đi có ý nghĩa quan trọng đối với bảo vệ tổ. Nghiên cứu trước đây nêu giả thuyết do xương hàm của mối mòn đi theo thời gian, mối lớn tuổi có thể không kiếm ăn hoặc duy trì tổ hiệu quả như mối trẻ tuổi. Với balô phát nổ, những con mối già chuyên cung cấp biện pháp chí mạng cuối cùng nhằm giữ tổ an toàn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đây là loài vật lộn ngược nhanh nhất hành tinh

Đây là loài vật lộn ngược nhanh nhất hành tinh

Bọ đuôi bật hình cầu chỉ dài vài mm nhưng có thể bật cao tới 60 mm và chỉ mất một phần nghìn giây để lộn ngược trên không trung.

Đăng ngày: 03/09/2024
Các nhà khoa học phát hiện hơn 1.700 virus chưa từng được biết đến trong băng tan chảy

Các nhà khoa học phát hiện hơn 1.700 virus chưa từng được biết đến trong băng tan chảy

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 1.700 loại virus cổ đại ẩn mình sâu bên trong một sông băng ở miền Tây Trung Quốc, phần lớn trong số đó chưa từng được phát hiện trước đây.

Đăng ngày: 03/09/2024
Phát hiện loài cây mới chuyên

Phát hiện loài cây mới chuyên "đánh cắp" dinh dưỡng để tồn tại

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài thực vật mới Thismia malayana, có thể sống sót bằng cách lấy chất dinh dưỡng từ nấm dưới lòng đất.

Đăng ngày: 01/09/2024
Bí quyết gì giúp muỗi tìm được người để đốt trong đêm tối?

Bí quyết gì giúp muỗi tìm được người để đốt trong đêm tối?

Bật đèn lên, muỗi biến mất. Tắt đèn đi, tiếng vo ve khó chịu của nó lại tiếp diễn. Muỗi luôn tìm được bạn, đánh thức bạn bởi những vết cắn cực kỳ khó chịu.

Đăng ngày: 30/08/2024
Chuồn chuồn là món ăn độc đáo và vị thuốc quý?

Chuồn chuồn là món ăn độc đáo và vị thuốc quý?

Nghiên cứu cho thấy ở một số khu vực của các tỉnh Iwate và Akita, người dân địa phương đã sử dụng chuồn chuồn không chỉ như món ăn mà còn như một vị thuốc quý.

Đăng ngày: 30/08/2024
Độ cao lớn nhất mà côn trùng có thể bay được là bao nhiêu?

Độ cao lớn nhất mà côn trùng có thể bay được là bao nhiêu?

Một loài bướm mai rùa có thể bay cao 5.791m, trở thành loài côn trùng bay cao nhất mà con người từng phát hiện.

Đăng ngày: 30/08/2024
Ong mất khứu giác sau đợt nắng nóng

Ong mất khứu giác sau đợt nắng nóng

Khi nhiệt độ tăng, sản lượng cây trồng phụ thuộc vào những loài thụ phấn như ong có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đăng ngày: 29/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News