Loài nấm tiêu diệt 99% muỗi trong 45 ngày

Loài nấm này được biến đổi gene để sản sinh ra chất độc giống của một loài nhện độc. Chất độc này nhanh chóng tiêu diệt hàng loạt muỗi – loài muỗi phát tán bệnh sốt rét khiến 400.000 người chết mỗi năm.

Các nhà nghiên cứu nói rằng, mục tiêu của họ không phải là khiến loài muỗi tuyệt chủng mà là giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh sốt rét do muỗi cái hút máu người. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 219 triệu người mắc bệnh sốt rét.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Maryland (Mỹ) và Viện nghiên cứu IRSS ở Burkina Faso lần đầu tiên xác định được một loại loài nấm tên là Metarhizium pingshaense tự nhiên nhiễm vào loài muỗi Anopheles phát tán bệnh sốt rét.

Giai đoạn tiếp theo của chương trình nghiên cứu là nâng cao năng lực cho nấm Metarhizium. “Loài nấm này rất "ngoan hiền", bạn có thể biến đổi gene chúng rất dễ dàng”, giáo sư Prof Raymond St Leger (Đại học Maryland) nói với BBC.

Loài nấm tiêu diệt 99% muỗi trong 45 ngày
Loại nấm này giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh sốt rét do muỗi cái hút máu người.

Dùng chất độc của nhện để diệt muỗi

Các nhà khoa học dùng đến một chất độc có trong nọc độc của loài nhện lưới phễu ở Úc.

Tính năng sản xuất chất độc được bổ sung vào bộ gene của nâm để nó bắt đầu tạo ra chất độc một khi nó nhiễm vào muỗi. “Nhện dùng răng nanh để chọc thủng da côn trùng và tiêm chất độc, còn chúng tôi thay răng nanh của nhện bằng nấm Metarhizium”, giáo sư St Leger giải thích.

Các cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, loài nấm biến đổi gene giết chết muỗi nhanh hơn mà lại cần ít bào tử nấm hơn.

Bước tiếp theo của các nhà nghiên cứu là thử nghiệm nấm trong điều kiện càng cần với thế giới thực càng tốt.

Tại Burkina Faso, họ dựng lên một ngôi làng nhỏ có đủ cây cối, nhà, lều, nguồn nước và đồ ăn cho muỗi. Xung quanh làng có màn hai lớp để ngăn muỗi bay ra ngoài.

Các bào tử nấm được trộn với dầu vừng và quét lên các tấm vải bông màu đen. Muỗi đâu trên vải sẽ nhiễm nấm. Các nhà nghiên cứu bắt đầu thí nghiệm với 1.500 con muỗi.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Science cho thấy, khi chưa đưa nấm vào thì số lượng muỗi tăng nhanh, nhưng khi trong làng xuất hiện loài nấm có độc tố của nhện thì sau 45 ngày chỉ còn 13 con.

“Loài nấm biến đổi gene nhanh chóng xóa sổ dân số muỗi chỉ trong 2 thế hệ”, tiến sĩ Brain Lovett (Đại học Maryland) nói.

Các cuộc thử nghiệm cũng cho thấy, nấm chỉ tác động tới muỗi, không ảnh hưởng các loại côn trùng khác như ong.

Ông Lovett nói: “Công nghệ của chúng tôi không nhằm đẩy loài muỗi đến chỗ tuyệt chủng. Chúng tôi chỉ muốn phá vỡ sự lan truyền của bệnh sốt rét trong một khu vực”.

Thế giới hiện cần phải phát triển công cụ mới để phòng chống sốt rét vì muỗi ngày càng kháng thuốc diệt côn trùng. Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng, ở 10 nước có tình trạng sốt rét tồi tệ nhất ở châu Phi, số ca bệnh đang tăng lên.

Bình luận về kết quả nghiên cứu mới, giáo sư Michael Bonsall ở Đại học Oxford (Anh) nói: “Đây là một nghiên cứu siêu thú vị. Triển vọng khống chế muỗi bằng nấm biến đổi gene là rất cao”.

Loài nấm tiêu diệt 99% muỗi trong 45 ngày
Nhện lưới phễu ở Úc có nọc độc. (Ảnh: Australian Museum).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thế giới côn trùng Việt Nam đẹp lộng lẫy qua mắt nhiếp ảnh gia Ý

Thế giới côn trùng Việt Nam đẹp lộng lẫy qua mắt nhiếp ảnh gia Ý

Một triển lãm rất ấn tượng về thế giới côn trùng đẹp lộng lẫy của Việt Nam qua bộ ảnh mà nhiếp ảnh gia người Ý - Saulo Bambi đã thực hiện trong 10 năm đang được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Hà Nội.

Đăng ngày: 31/05/2019
Vi khuẩn kì lạ ở núi lửa Ethiopia cho thấy sự sống có thể tồn tại trên sao Hỏa

Vi khuẩn kì lạ ở núi lửa Ethiopia cho thấy sự sống có thể tồn tại trên sao Hỏa

Khoáng chất từ ​​một trong nhiều suối nước nóng, có tính axit và mặn đã được tìm thấy có chứa một lượng vi khuẩn cực nhỏ.

Đăng ngày: 30/05/2019
10 sự thật về loài gián Đức đang hoành hành tại các chung cư Việt Nam

10 sự thật về loài gián Đức đang hoành hành tại các chung cư Việt Nam

Có cánh nhưng không thích bay, đã thế lại thích ở nhà cao tầng!

Đăng ngày: 30/05/2019
Cơ chế bắt mồi rợn người của loài nhện

Cơ chế bắt mồi rợn người của loài nhện

Trong khi nhiều người cho rằng họ đã biết quá đủ về nỗi kinh hoàng mà loài nhện mang đến, một nghiên cứu mới đã công bố năng lực bắt mồi đáng nể và nên học hỏi của chúng.

Đăng ngày: 27/05/2019
Phát hiện loài ve ký sinh siêu nhỏ trên mặt người

Phát hiện loài ve ký sinh siêu nhỏ trên mặt người

Loài sinh vật ký sinh này được gọi là “ve mặt”, cư trú trong các nang lông trên khuôn mặt của con người, ăn bã nhờn và dầu được sản xuất để giữ cho khuôn mặt của chúng ta không bị khô.

Đăng ngày: 27/05/2019
Phát hiện loài nấm toàn thân phủ đầy vàng

Phát hiện loài nấm toàn thân phủ đầy vàng

Nấm Fusarium oxysporum bò đến đâu, vàng sẽ phủ quanh các sợi đến đó. Phát hiện này được đánh giá sẽ mang đến lợi ích mới cho ngành công nghiệp khai thác vàng của Úc.

Đăng ngày: 27/05/2019
Đã xác định được nguồn gốc của cây cần sa?

Đã xác định được nguồn gốc của cây cần sa?

Từ lâu, người ta đã biết rằng cây cần sa có nguồn gốc từ Trung Á, nhưng đây có phải là nguồn gốc thực sự? Một nghiên cứu mới đã cung cấp những thông tin đáng chú ý.

Đăng ngày: 26/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News