Loài người gặp nguy vì động vật suy giảm quá giới hạn

Các nhà khoa học cảnh báo đa dạng sinh học trên thế giới không còn trong vòng "giới hạn an toàn" nên có khả năng đe dọa đến sự tồn tại của con người.

Các loài động thực vật đang giảm nhanh đến nỗi mất đa dạng sinh học trên thế giới không còn trong vòng "giới hạn an toàn". Điều này có thể đe dọa đến khả năng hỗ trợ con người của hành tinh, theo một nghiên cứu lớn vừa công bố trên tạp chí khoa học uy tín Science.

Nhóm nghiên cứu bao gồm các chuyên gia từ Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới ở Cambridge của Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc, Bảo tàng lịch sử tự nhiên Anh, Bảo tàng lịch sử tự nhiên Đan Mạch, và Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ khối Thịnh vượng chung tại Úc.

Họ đã phân tích gần 2,4 triệu hồ sơ về hơn 39.000 loài tại 18.600 địa điểm khác nhau trên thế giới. Nhóm phát hiện ra rằng 58,1% bề mặt Trái đất mất đa dạng sinh học là đủ nghiêm trọng để đặt ra câu hỏi về khả năng duy trì sự sống của hàng tỉ người sống trên đó.


Tỉ lệ suy giảm các loài trên toàn hành tinh đang ở mức vượt ngưỡng an toàn - (Ảnh: Independent).

Một trong những nhà nghiên cứu, tiến sĩ Tim Newbold đến từ Đại học College London, cho biết: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi định lượng tác động của việc mất môi trường sống đa dạng sinh học trên toàn cầu một cách chi tiết như vậy. Chúng tôi nhận thấy trên hầu hết mất đa dạng sinh học toàn thế giới đã không còn trong giới hạn an toàn như tiêu chuẩn các nhà sinh thái đưa ra nữa".

"Chúng tôi biết mất đa dạng sinh học ảnh hưởng đến chức năng của hệ sinh thái, nhưng điều này cụ thể như thế nào thì không hoàn toàn rõ ràng. Những gì chúng ta biết là ở nhiều nơi trên thế giới xảy ra tình huống cần sự can thiệp của con người để duy trì chức năng của hệ sinh thái", ông nói thêm.

"Giới hạn an toàn" được cho là sự giảm 10% độ phong phú các loài so với số lượng ban đầu trước khi con người chiếm cứ mặt đất. Tuy nhiên, định nghĩa này là gây nhiều tranh cãi bởi một số nhà nghiên cứu tin rằng tỉ lệ giảm 70% vẫn nằm ở vùng an toàn. Cho dù như vậy, các nhà nghiên cứu phát hiện sự phong phú của loài giảm xuống đến 88% một khi có loài mới trong hệ.

Các chuyên cảnh báo rằng có một xu hướng đáng báo động về tỉ lệ tuyệt chủng trên Trái đất. Đồng cỏ, thảo nguyên và cây bụi là những khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất, tiếp theo là rừng rậm.


Nếu con người muốn tồn tại và sinh sống tốt trên Trái đất, phải can thiệp để nâng cao sự đa dạng sinh thái toàn cầu - (Ảnh: Alamy).

"Những thay đổi lớn nhất - đã xảy ra ở hầu hết những nơi dân cư sinh sống - có thể ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý. Để giải quyết điều này, chúng ta sẽ phải bảo tồn các khu vực còn lại của thảm thực vật tự nhiên và khôi phục vùng đất con người đã sử dụng", tiến sĩ Newbold nói.

Giáo sư Andy Purvis, của Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London, người cũng tham gia nghiên cứu, bày tỏ mối lo ngại trước những phát hiện nói trên. Giáo sư phát biểu: "Các nhà ra quyết định lo lắng rất nhiều về suy thoái kinh tế, nhưng một cuộc suy thoái sinh thái có thể có những hậu quả còn tồi tệ hơn... Cho đến khi và chỉ khi chúng ta có thể mang lại tỉ lệ đa dạng sinh học tăng lại, nếu không thì chúng ta đang đánh bạc với sinh thái".

Họ cho rằng chỉ có đảo ngược sự mất đa dạng sinh học thì mới có lợi cho hệ sinh tái và đảm bảo cho cuộc sống con người.

Các nhà khoa học cũng đang xem xét việc xác định lại thời đại địa chất hiện tại, coi nó là Kỷ nguyên Anthropocene (kỷ nguyên của con người/kỷ nhân sinh). Lý do vì con người đã gây ra tác động cực lớn lên Trái Đất, bao gồm cả những điều khiến người ta lo sợ sẽ gây ra tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu trong lịch sử hành tinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 28/01/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 27/01/2025
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 22/01/2025
Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.

Đăng ngày: 17/01/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News