Loài nhện nhiệt đới có thể trốn 30 phút dưới nước
Một loài nhện nhiệt đới sử dụng màng khí để ẩn náu dưới nước và trốn động vật săn mồi trong nửa tiếng, gây bất ngờ cho các nhà khoa học.
Màng khí khiến con nhện trông như phủ một lớp bạc. (Ảnh: Lindsey Swierk)
Lindsey Swierk, trợ lý giáo sư sinh vật học ở Đại học Binghamton, New York, quan sát một loài nhện nhiệt đới lớn (Trechalea extensa) chạy trốn khỏi con người và ẩn náu dưới nước. Trước đây, giới nghiên cứu không biết loài nhện này có khả năng tận dụng mặt nước để thoát thân trong thời gian lâu đến vậy. "Đối với nhiều loài vật, việc bị lạnh và ướt có thể đe dọa sự sống tương đương đối phó với động vật săn mồi", Swierk cho biết.
Con nhện ẩn mình dưới nước khoảng 30 phút. Khi chìm xuống, nó duy trì một "lớp màng" không khí bao quanh cơ thể. Swierk và cộng sự nghi ngờ những sợi lông bao phủ cơ thể con nhện giúp nó duy trì màng khí, ngăn chặn tình trạng mất nhiệt trong lúc ở dưới nước, hoặc ngăn nước chảy vào cơ quan hô hấp của nó.
Màng khí bao quanh con nhện dưới nước dường như được cố định bởi bộ lông không thấm nước phủ kín cơ thể nó. Con nhện trông giống như được nhúng vào bạc. Màng khí có thể đóng vai trò ngăn cách giữa nước và đường hô hấp, đồng thời giảm thiểu mất nhiệt dưới dòng nước lạnh.
Theo Swierk, quan sát trên cung cấp hiểu biết mới về cách nhện xử lý vấn đề tìm nơi ẩn náu dưới nước. "Tương tự bất kỳ loài vật nào phải lẩn trốn động vật săn mồi, nhện Trechalea phải gắng hết sức để đối phó rủi ro, bao gồm rủi ro bị ăn thịt và rủi ro khi chạy trốn. Đối với một số loài, điều đó có nghĩa là bỏ lại lãnh thổ hoặc bạn tình, hoặc phải dùng đến năng lượng dự trữ. Ở nhện Trechalea, rủi ro tiềm ẩn của việc ẩn náu dưới nước có thể gồm khó thở và mất thân nhiệt", Swierk nói.
Nhóm nghiên cứu mô tả quan sát trên tạp chí Ethology hôm 22/4. Swierk và cộng sự cho rằng vẫn còn nhiều câu hỏi cần giải đáp từ quan sát đầu tiên này.

Sự thật về loài gấu ăn thịt hung tợn trong truyền thuyết Australia
Tuy có ngoại hình giống với gấu koala, nhưng drop bear lại có tính cách hung tợn và đáng sợ hơn rất nhiều.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.
