Loài nhện phát triển nọc độc để tự vệ trong mùa giao phối

Nhện mạng phễu, một trong những loài nhện độc nhất thế giới, có nọc độc tiến hóa để giúp chúng vượt qua hành trình tìm kiếm bạn tình đầy nguy hiểm.

Giới nghiên cứu cho biết nhện mạng phễu Australia đực độc hơn nhện cái. Trong nghiên cứu công bố hôm 21/9 trên tạp chí PNAS, nhóm nghiên cứu đứng đầu là tiến sĩ Bryan Fry ở Đại học Queensland kiểm tra nọc độc của 10 loài nhện mạng phễu khác nhau để hiểu rõ hơn tại sao vết cắn của nhện đực lại nguy hiểm chết người.

Loài nhện phát triển nọc độc để tự vệ trong mùa giao phối
Nhện mạng phễu là động vật bản xứ ở Australia. (Ảnh: Wikipedia).

Nọc độc của nhện mạng phễu Australia chứa delta-hexatoxins, khiến nó trở nên nguy hiểm với con người và linh trưởng. Chất độc tấn công hệ thần kinh, ngăn chặn xung điện truyền tới cơ bắp, gây tê liệt toàn bộ hệ thần kinh. Triệu chứng nhiễm độc bao gồm co giật cơ, khó thở, tim đập nhanh, tăng huyết áp.

"Delta-hexatoxin gây ảnh hưởng chí mạng tới con người bằng cách làm dây thần kinh hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Các nhà khoa học vẫn băn khoăn tại sao chất độc này lại nguy hiểm với con người, khi mà chúng ta và những loài linh trưởng khác không phải con mồi hoặc động vật săn mồi trong quá trình tiến hóa của nhện. Chúng ta cũng chưa hiểu tại sao phần lớn ca tử vong ở người do nhện mạng phễu đực gây ra", Fry nói.

Thông qua phân tích di truyền, nhóm nghiên cứu có thể xác định hướng tiến hóa dẫn tới nọc độc đe dọa các loài linh trưởng. Họ nhận thấy nọc độc của nhện mạng phễu được phát triển để tự vệ. Trong mùa giao phối vào những tháng hè, nhện mạng phễu đực rời khỏi tổ nhằm tìm kiếm bạn tình. Đây là hành động mạo hiểm với con đực. Chúng lang thang qua quãng đường lớn trong nỗ lực tìm gặp nhện cái và bắt đầu chạm trán nhiều động vật săn mồi có xương sống như dunnart - loài thú có túi nhỏ giống chuột hoạt động về đêm.

Phát hiện chỉ ra nọc độc của nhện mạng phễu ban đầu tiến hóa để nhằm vào côn trùng, bao gồm ruồi và gián. Tuy nhiên, về sau quá trình chọn lọc tự nhiên làm nọc độc biến đổi để nhằm vào động vật có xương sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ba loài thực vật

Ba loài thực vật "sát thủ" của nhân loại, loài thứ 3 "giết chết" 7 triệu người mỗi năm!

Đối với con người, đâu là loài thực vật nguy hiểm và giết chết người nhất hành tinh?

Đăng ngày: 22/09/2020
Cây táo của Newton gần 400 tuổi vẫn ra quả

Cây táo của Newton gần 400 tuổi vẫn ra quả

Trong khu vườn trước dinh thự ở Lincolnshire của nhà bác học, cây táo lừng danh - vốn được cho là giúp Newton nghĩ ra định luật vạn vật hấp dẫn - vẫn ra hoa, kết trái.

Đăng ngày: 21/09/2020
Giống lan cực hiếm, được bảo vệ thông tin

Giống lan cực hiếm, được bảo vệ thông tin "tuyệt mật"

Đến nay chỉ phát hiện khoảng 50 cây ngoài tự nhiên, loài lan này được các nhà khoa học và cơ quan chức năng bảo vệ nghiêm ngặt, giúp chúng tránh khỏi nhiều mối nguy hại khác nhau.

Đăng ngày: 18/09/2020
Loài thực vật tiết chất độc như bọ cạp

Loài thực vật tiết chất độc như bọ cạp

Các nhà sinh vật học đã xác định được loại chất độc gây đau dữ dội tiết ra từ cây tầm ma rừng nhiệt đới ở bang Queensland.

Đăng ngày: 18/09/2020

"Siêu nấm" nguy hiểm đe dọa loài ếch vàng cực kỳ nguy cấp

Những cá thể ếch vàng Panama cuối cùng ở Trung Mỹ có nguy cơ biến mất do một loài nấm siêu lây lan trong nước gây bệnh trên da.

Đăng ngày: 16/09/2020
Amip ăn não: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Amip ăn não: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Amip ăn não người có tên khoa học là Naegleria fowleri - một loại ký sinh trùng.

Đăng ngày: 14/09/2020
Phát hiện loài nấm phát quang mới ở Ấn Độ

Phát hiện loài nấm phát quang mới ở Ấn Độ

Loại nấm có thể phát ra ánh sáng xanh lục được tìm thấy tại rừng Meghalaya, Ấn Độ, được nhà khoa học phát hiện, công bố trên tạp chí Phytotaxa.

Đăng ngày: 11/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News