Loài ong cũng có tri giác như con người

Khi một con ong được cho ăn đường, tâm trạng của nó tốt hơn, giống như khi con người thưởng thức món ngọt. Ong còn có biểu hiện của chứng "rối loạn căng thẳng sau sang chấn".

Theo nghiên cứu của các nhà côn trùng học tại Mỹ, ong cũng biết vui buồn, sợ hãi, thậm chí là mắc bệnh tâm lý giống như con người.

Loài ong cũng có tri giác như con người
Ong là loài có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. (Ảnh: The Guardian).

Trong cuốn What a Bee Knows: Exploring the Thoughts, Memories and Personalities of Bees, tác giả Stephen Buchmann viết: “Những con ong có khả năng tự nhận thức, có tri giác và biết rút kinh nghiệm”.

Điều này giải thích cho hiện tượng “rối loạn sụp đổ bầy đàn” (colony collapse disorder), khiến toàn bộ tổ ong mật chết trong một mùa. Theo Buchmann, bên cạnh việc ngộ độc thuốc trừ sâu, các hoạt động tàn bạo của con người đã khiến loài ong bị tổn thương tâm lý và chết hàng loạt.

Buchmann đã nghiên cứu về ong và côn trùng trong hơn 40 năm. Thông qua cuốn sách của mình, ông hy vọng con người sẽ đối xử nhân đạo hơn với các loài côn trùng có ích như ong.

Loài ong cũng có tri giác như con người
Số lượng ong mật đang suy giảm nghiêm trọng do các hoạt động tàn bạo của con người. (Ảnh: The Guardian).

Một nghiên cứu năm 2007 năm của Lars Chittka - giáo sư Đại học Queen Mary Anh - cho thấy ong có thể học được cách lẩn trốn kẻ thù như một phản ứng thích nghi.

Chittka đã giấu một con nhện robot sau những bông hoa. Khi có ong lại gần, con nhện sẽ tóm lấy, sau đó thả ra. Sau trải nghiệm tiêu cực đó, những con ong đã học được cách quan sát kỹ những bông hoa để đảm bảo chúng không có nhện trước khi hạ cánh.

Ngoài ra, sau nhiều lần bị tóm, những con ong không dám đậu xuống đám hoa dù trong đó không hề có nhện. Đây là biểu hiện của “Rối loạn căng thẳng sau sang chấn” – tình trạng thường chỉ gặp ở người và các loài động vật có vú nói chung.

Trong một nghiên cứu gần đây, nhóm của Chittka phát hiện não ong có khả năng tiết ra dopamine và serotonin - chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác dễ chịu thường thấy trong não bộ của con người.

Loài ong cũng có tri giác như con người
Không chỉ học được cách lẩn trốn kẻ thù, ong còn cảm thấy "vui vẻ" khi được thưởng và sợ hãi khi gặp nguy hiểm. (Ảnh: The Guardian).

Theo Chittka, khi một con ong được cho ăn đường, tâm trạng của nó tốt hơn, giống như khi con người thưởng thức món ngọt. Tâm trạng được cải thiện khiến con ong đó hăng hái kiếm ăn hơn so với những con ong không được cho ăn. Ngoài ra, khi ong gặp phải nguy hiểm hoặc tình huống gây lo lắng, dopamine và serotonin sẽ giảm.

Buchmann đồng ý với phát hiện trên, ông cho rằng não ong có các trung tâm khoái cảm riêng.

Chittka và Buchmann nghi ngờ các loài côn trùng nói chung đều có tri giác, đặc biệt là các loài thụ phấn như ong, vì chúng đóng vai trò sinh thái quan trọng nên đòi hỏi một bộ óc tinh vi hơn.

Trước đó, các nhà khoa học cho rằng ong không hề có tri giác hay nhận thức, vì não của chúng quá nhỏ, chỉ cỡ hạt vừng và có rất ít dây thần kinh. Khoa học kỹ thuật phát triển, con người mới có đủ công cụ để phân tích sâu về những bộ não nhỏ bé này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Công bố hai loài thực vật vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Vũ Quang

Công bố hai loài thực vật vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Vũ Quang

Xú hương Vũ Quang (Lasianthus vuquangensis) và Xú hương Hà Tĩnh (Lasianthus hatinhensis) là hai loài thực vật mới được phát hiện tại Vườn quốc gia Vũ Quang.

Đăng ngày: 11/04/2023
Bí quyết giúp cây bạch quả sống hơn 1.000 năm

Bí quyết giúp cây bạch quả sống hơn 1.000 năm

Nghiên cứu cho thấy những cây lâu năm có lượng IAA - một loại hormone điều chỉnh và kích thích tăng trưởng của cây, cao hơn, và lượng ABA - hormone kiềm chế tăng trưởng, thấp hơn.

Đăng ngày: 03/04/2023
Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP là gì?

Nhiễm khuẩn HP được xem là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Loại nhiễm khuẩn này rất lặng lẽ nên khó phát hiện, nhưng nó là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.

Đăng ngày: 01/04/2023
Australia thử nghiệm dùng ruồi để thụ phấn cây trồng

Australia thử nghiệm dùng ruồi để thụ phấn cây trồng

Australia dự định thử nghiệm dùng một loại ruồi bản địa để thụ phấn cho cây trồng tại Mid North Coast

Đăng ngày: 31/03/2023
Phát hiện loài tỏi đá mới tại khu bảo tồn Phong Điền, Huế

Phát hiện loài tỏi đá mới tại khu bảo tồn Phong Điền, Huế

Tỏi đá Phong Điền thuộc họ Măng tây (Asparagaceae), có hình thái tương tự như loại tỏi A.khangii nhưng khác ở phiến lá rộng hơn, mặt ngoài bao hoa màu trắng, phấn hoa màu vàng.

Đăng ngày: 31/03/2023
Táo đắt nhất thế giới 500.000 đồng/quả có gì đặc biệt?

Táo đắt nhất thế giới 500.000 đồng/quả có gì đặc biệt?

Sekai Ichi là một trong những giống táo đắt đỏ nhất thế giới khi có giá từ 21 USD/quả trở lên (khoảng 500.000 đồng), vậy giống táo này có gì đặc biệt?

Đăng ngày: 29/03/2023
Kinh ngạc vòng tròn cây lạ lùng ở Nhật Bản, nghi của người ngoài hành tinh

Kinh ngạc vòng tròn cây lạ lùng ở Nhật Bản, nghi của người ngoài hành tinh

Một khu rừng tuyết tùng ở tỉnh Miyazaki, Nhật Bản là nơi xuất hiện những vòng tròn cây trồng vô cùng khác thường. Nhiều người đồn đoán nguồn gốc của nó có thể do người ngoài hành tinh tạo ra.

Đăng ngày: 29/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News