Loại pin mới hoạt động ngay cả khi bị gấp lại hoặc cắt đôi

Một nguyên mẫu pin lithium-lưu huỳnh (Li-S) mới có thể hoạt động ngay cả khi bị gấp hoặc cắt đôi vừa được Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc (UEST) trình làng.

Mặc dù được sử dụng khá phổ biến trong ô tô điện, điện thoại di động…, nhưng pin lithium-ion lại có tuổi thọ ngắn, dễ hư và có độ an toàn thấp.

Loại pin mới hoạt động ngay cả khi bị gấp lại hoặc cắt đôi
Loại pin này vẫn hoạt động ngay cả sau khi bị cắt đôi.

Để khắc phục, UEST đã nghiên cứu cải thiện độ ổn định và tuổi thọ của pin ở mức nhiệt độ cao bằng cách sử dụng chất điện phân dựa trên cacbonat. Một lớp được chèn vào giữa chất điện phân và cực âm để ngăn lưu huỳnh hòa tan, làm giảm dung lượng pin.

Axit polyacrylic (PAA) được xác định là vật liệu lý tưởng cho lớp bổ sung này. Sử dụng cực âm sunfua sắt được phủ PAA, vẫn giữ được 72% dung lượng ban đầu ngay cả sau 300 chu kỳ sạc-xả.

Sản phẩm đầu tay của UEST là pin dạng túi, có thể bảo toàn các đường dẫn điện mặc dù bị hư hỏng vật lý. Điều này thật đáng kinh ngạc vì nó vẫn hoạt động ngay cả sau khi bị cắt đôi.

Khám phá trên của UEST mở ra "cánh cửa" cho ứng dụng của pin Li-S, cũng như pin lithium-molypden và lithium-vanadi, nơi mà tính ổn định lâu dài và mật độ năng lượng cao là tiêu chí cần thiết.

Nếu loại pin này thành công, việc lưu trữ năng lượng sẽ được tăng cường và được xem là cuộc cách mạng hóa trong lĩnh vực pin trong tương lai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Xe đẩy bay giúp vận chuyển hàng hóa lơ lửng

Xe đẩy bay giúp vận chuyển hàng hóa lơ lửng

Các nhà nghiên cứu phát triển xe đẩy bay Palletrone nhằm tránh tình trạng bánh xe hỏng, kẹt và giúp vận chuyển hàng hóa linh hoạt hơn.

Đăng ngày: 27/09/2024

"Choáng" với công nghệ Trung Quốc: Dùng lá cây để khai thác thủy điện, có nguồn cung bền vững và vô tận

SCMP cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc đã chế tạo một máy phát năng lượng bằng cách khai thác quá trình bốc hơi nước của thực vật để tạo ra điện.

Đăng ngày: 25/09/2024
Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do trường Đại học Tel Aviv đứng đầu đã phát triển công nghệ mới, có thể phát hiện sớm bệnh Parkinson 20 năm trước khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.

Đăng ngày: 23/09/2024
Pin hạt nhân tí hon có thể hoạt động hàng thập kỷ

Pin hạt nhân tí hon có thể hoạt động hàng thập kỷ

Các nhà khoa học chế tạo viên pin hạt nhân mới sử dụng nguyên tố americium, có kích thước milimet và phát điện ổn định.

Đăng ngày: 21/09/2024
Nhật Bản phát triển tàu viên đạn không người lái

Nhật Bản phát triển tàu viên đạn không người lái

Tàu viên đạn Shinkansen, loại tàu có tốc độ lên tới 300 km/h, có thể chạy không người lái trên tuyến đường Joetsu vào giữa những năm 2030.

Đăng ngày: 13/09/2024
Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Với cơ nhân tạo, robot có thể di chuyển giống con người hơn, thậm chí nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.

Đăng ngày: 13/09/2024
Công ty Hà Lan thử nghiệm tàu đệm từ siêu tốc

Công ty Hà Lan thử nghiệm tàu đệm từ siêu tốc

Tàu đệm từ thử nghiệm của công ty Hardt chạy thành công trong đường ống chân không, hướng tới sẵn sàng chở khách năm 2030 với tốc độ mục tiêu 700km/h.

Đăng ngày: 12/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News