Loại protein giúp gấu nước trở nên bất tử

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện protein Dsup chỉ có ở gấu nước bảo vệ tế bào của chúng trước tác động phá hủy từ bên ngoài như bức xạ.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học California, San Diego, phát hiện cơ chế hoạt động của loại protein tìm thấy ở gấu nước hay còn gọi là tardigrade giúp bảo vệ chúng trong điều kiện cực hạn, theo kết quả công bố trên tạp chí eLife.


Gấu nước được cho là sinh vật sống dai nhất hành tinh. (Ảnh: Newsweek).

Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học UC San Diego muốn tiềm hiểu một số cơ chế sinh học phía sau khả năng sinh tồn đặc biệt của gấu nước. Trước đây, những nhà nghiên cứu khác xác định một protein chỉ có ở gấu nước gọi là Dsup (protein hạn chế thương tổn) giúp loài vật này chống lại tia X nguy hiểm. Tuy nhiên, họ chưa biết chính xác cách protein Dsup bảo vệ chúng trước bức xạ.

Để giải đáp thắc mắc, nhóm nghiên cứu UC San Diego sử dụng phân tích sinh hóa và nhận thấy Dsup liên kết với chromatin, chất chứa ADN và và protein ở nhiễm sắc thể bên trong tế bào. Liên kết trên tạo ra "đám mây bảo vệ" che chắn tế bào trước tác động phá hủy của những phân tử hoạt động mạnh như gốc hydroxyl sinh ra khi tiếp xúc với tia X.

Phát hiện không chỉ tăng cường hiểu biết về đặc điểm sinh học của gấu nước mà còn giúp các nhà khoa học phát triển những tế bào động vật tồn tại lâu hơn dưới điều kiện cực hạn. "Về lý thuyết, chúng ta có thể thiết kế phiên bản tối ưu hóa của Dsup để bảo vệ ADN ở nhiều loại tế bào khác nhau", James Kadonaga, giáo sư khoa sinh học ở UC San Diego, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Dài khoảng 0,1 - 1mm, gấu nước siêu nhỏ sinh sống ở gần như mọi môi trường nước trên khắp thế giới, bao gồm biển sâu và Bắc Cực. Với sức sống bền bỉ, chúng được xem là tổ chức sinh vật phát triển mạnh trong điều kiện cực hạn. Chúng sống sót ngay cả khi tiếp xúc với bức xạ cực mạnh hoặc nhiệt độ thấp kỷ lục.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động vật rừng Việt Nam (1)

Động vật rừng Việt Nam (1)

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tìm hiểu về loài trăn ăn thịt người ở châu Phi

Tìm hiểu về loài trăn ăn thịt người ở châu Phi

Trăn đá châu Phi là là loài rắn lớn nhất ở lục địa đen. Con trăn đá trưởng thành có chiều dài tới 7m, thậm chí là 10m. Không ít lần cư dân các bộ tộc mổ bụng trăn và lấy được xác người.

Đăng ngày: 24/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News