Loài rắn độc tại Việt Nam nổi bật với "chiếc đầu trắng tang tóc"
Nếu các loài rắn hổ mang nổi bật nhờ khả năng ngóc cao đầu và phần cổ có thể bành mang để đe dọa, một loài rắn độc khác tại Việt Nam lại nổi bật và dễ nhận biết nhờ sở hữu chiếc đầu trắng chết chóc.
San hô đầu bạc - Loài rắn độc dễ nhận diện nhờ chiếc đầu trắng đặc trưng
Việt Nam là quốc gia có hệ sinh thái đa dạng, đặc biệt là các loài bò sát. Việt Nam hiện có khoảng 200 loài rắn được ghi nhận, trong đó khoảng 30 loài được xác định là có độc. Các loài rắn độc tại Việt Nam có môi trường sống phong phú, từ vùng núi cao, rừng nhiệt đới, đồng bằng đến cả dưới biển.
Trong số các loài rắn độc được phân bố tại Việt Nam, một số loài sở hữu những đặc điểm giúp mọi người có thể nhận diện dễ dàng, chẳng hạn các loài rắn hổ có khả năng ngóc cao đầu và bành rộng mang khi bị đe dọa hoặc các loài rắn biển tại Việt Nam tất cả đều sở hữu nọc độc chết người.
Một loài rắn độc khác cũng có đặc điểm giúp mọi người có thể dễ dàng nhận dạng để đề phòng, đó là rắn san hô đầu bạc.
Rắn san hô đầu bạc nổi bật với phần thân màu đỏ đậm, các vạch ngang thân và phần đầu trắng (Ảnh: Parinya Herp Pawangkhanant).
Rắn san hô đầu bạc là tên gọi chung của 3 loài rắn san hô được phân bố tại Việt Nam, bao gồm rắn san hô Macclellandi (tên khoa học Sinomicrurus macclellandi), rắn san hô Quảng Tây (Sinomicrurus peinani) và rắn san hô Gunther (tên khoa học (Sinomicrurus annularis). Đây là các loài thuộc chi rắn san hô, họ rắn hổ.
San hô đầu bạc là loài rắn kích thước nhỏ, có chiều dài khoảng từ 40 đến 80cm, thân mỏng, phần đầu nhỏ không phân biệt với thân. Cá thể cái lớn hơn cá thể đực.
Một cá thể rắn san hô đầu bạc với các đốm đen trên cơ thể, thay vì các sọc màu đen. Ảnh chụp tại đỉnh Bà Nà, Đà Nẵng (Ảnh: SIFASV).
Mặt lưng của loài rắn này có màu nâu đỏ, với các vạch sọc ngang màu đen, phần bụng có màu trắng kem với các vạch ngang và đốm đậm màu. Đôi khi, các vạch sọc ngang trên thân loài rắn này được thay bằng các chấm màu đen đậm.
Đặc điểm nổi bật của rắn san hô đầu bạc là có chiếc đầu màu trắng, tạo nên tên gọi chung cho loài rắn này. Phía trên và dưới phần đầu trắng là 2 vạch màu đen đậm.
Môi trường sống và thức ăn của rắn san hô đầu bạc
Mặc dù mang tên gọi san hô, loài rắn này lại không hề sống gần hoặc ở dưới biển, mà sống ở những vùng núi cao từ 1.000 đến 2.000m. Rắn san hô đầu bạc được phân bố tại nhiều quốc gia tại châu Á, bao gồm Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Nepal, phía bắc Myanmar, Thái Lan, phía nam Trung Quốc, Việt Nam…
Tại Việt Nam, loài rắn này được tìm thấy ở những vùng núi cao tại các tỉnh thành như Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đắk Nông…
Cận cảnh phần đầu màu trắng của một cá thể rắn san hô Gunther (Ảnh: Caius Cheung).
Rắn san hô đầu bạc chủ yếu sống về đêm, tại các sườn đồi và thảm rừng nhiệt đới. Loài rắn này thường ẩn nấp dưới lá khô để săn mồi và trốn tránh kẻ thù. Thức ăn chính của loài rắn này là các loài động vật nhỏ như thằn lằn, ếch, chim nhỏ, chuột hoặc một số loài rắn nhỏ khác…
Khi bị đe dọa, rắn san hô đầu bạc thường lẩn trốn rất nhanh dưới các tán lá mục. Nếu không thể lẩn trốn, chúng sẽ cuộn tròn phần đuôi như một cách để đánh lừa kẻ thù không biết rõ đầu của chúng nằm ở đâu.
San hô đầu bạc cuộn tròn phần đuôi để đánh lừa kẻ thù, khiến kẻ thù không thấy rõ phần đầu của nó ở đâu để tấn công (Ảnh: iNaturalist).
Rắn san hô đầu bạc độc đến đâu?
Nhiều người thường so sánh phần đầu trắng của loài rắn này với chiếc khăn tang để nói lên mức độ độc của rắn san hô đầu bạc.
Như trên đã đề cập, san hô đầu bạc là loài thuộc họ rắn hổ, sở hữu nọc độc thần kinh nguy hiểm chết người. Khi bị loài rắn này cắn trúng, nạn nhân sẽ có hiện tượng sụp mí mắt, giảm tầm nhìn, liệt cơ, khó thở… nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, san hô đầu bạc là loài rắn nhút nhát, thường tìm cách lẩn trốn và rất ít khi chủ động tấn công con người. Bên cạnh đó, rắn san hô đầu bạc có môi trường sống và phân bố ở những khu vực thường ít con người sinh sống, nên không có nhiều trường hợp con người bị loài rắn này cắn trúng.
Dù vậy, nếu bắt gặp rắn san hô đầu bạc (bạn có thể dễ dàng nhận diện thông qua chiếc đầu trắng đặc trưng), mọi người cũng nên tìm cách tránh xa hoặc xua đuổi loài rắn này ra khỏi nơi mình sinh sống, tuyệt đối không tìm cách bắt giữ rắn để đề phòng bị cắn.

"Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam gồm những giống chó quý hiếm nào?
Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó HMông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Hà mã lao vào giành con mồi với cá sấu: Xem cách chiến đấu là biết con nào thắng!
Nhiều người vẫn luôn tin rằng danh xưng "sát thủ đầm lầy" vốn thuộc về cá sấu. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cho rằng cá sấu còn xếp sau một con vật khác. Đó là loài nào?

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.
