Loài rắn dùng đuôi giả làm nhện để dụ con mồi

Rắn đuôi nhện săn mồi hiệu quả nhờ ngụy trang khéo léo và vẫy chóp đuôi, bộ phận trông rất giống nhện, để dụ chim bay đến.


Rắn đuôi nhện vẫy đuôi để thu hút chim. (Video: SciNews).

Rắn đuôi nhện (Pseudocerastes urarachnoides), phân bố chủ yếu ở Iran và Iraq, dụ mồi chỉ bằng cách vẫy đuôi, mọi bộ phận khác đều không chuyển động. Chỉ với vài động tác lắc đuôi, chúng có thể khiến chóp đuôi của mình trông giống một con nhện đang bò. "Con nhện" này trông rất chân thật, kể cả với một người đã được cảnh báo trước, Science Alert hôm 8/1 đưa tin.

Thực tế, "con nhện" ở chóp đuôi rắn là một khối mô có nhiều tua dài hai bên. Lúc không hoạt động, trông nó có vẻ vô hại. Tuy nhiên, nó có thể sống dậy trong tích tắc. Hiệu ứng bắt chước nhện càng trở nên mạnh hơn nếu xét đến khả năng ẩn mình của rắn: Phần cơ thể còn lại của rắn hòa trộn một cách hoàn hảo với môi trường đất đá xung quanh.

Với khả năng ngụy trang tài tình, rắn đuôi nhện gần như vô hình trước những con chim đang tìm kiếm thức ăn. Chúng lầm tưởng đuôi rắn là nhện thật và lao xuống vồ, không biết rằng mình đã mắc bẫy và sắp trở thành bữa ăn ngon cho rắn.

Loài rắn dùng đuôi giả làm nhện để dụ con mồi
Rắn đuôi nhện dành trung bình khoảng 1/3 thời gian để vẫy đuôi ở những địa điểm phục kích quan trọng.

Rắn đuôi nhện có một trong những kiểu trang trí đuôi phức tạp nhất từng ghi nhận trong số các loài rắn. Nhưng trước đây, sinh vật bí ẩn này đã "trốn" được khỏi tầm quan sát của các nhà khoa học suốt nhiều thập kỷ. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field ở Chicago đã lưu giữ một mẫu vật duy nhất được bảo quản suốt 35 năm.

Phần đuôi của mẫu vật rất khác thường nhưng các nhà khoa học khi đó không thể chắc chắn đây là loài rắn mới hay chỉ là một dị tật. Chóp đuôi kỳ lạ cũng có thể là một khối u hoặc kết quả của một loại ký sinh trùng.

Chỉ đến năm 2003, các chuyên gia mới tìm thấy một con rắn khác cùng loại và xác nhận đó là một loài hoàn toàn mới. Nhưng khi đó, họ vẫn biết rất ít về hành vi của chúng trong tự nhiên. Xác chim được tìm thấy trong bụng của một số mẫu vật, nhưng họ không rõ rắn bắt con mồi bay cao như vậy bằng cách nào.

Sau nhiều năm quan sát rắn đuôi nhện ngoài môi trường sống tự nhiên, các nhà khoa học Iran đã công bố kết quả nghiên cứu vào năm 2015. Nhóm chuyên gia phát hiện, rắn đuôi nhện dành trung bình khoảng 1/3 thời gian để vẫy đuôi ở những địa điểm phục kích quan trọng. Khi một con chim lọt vào tầm ngắm, cường độ vẫy đuôi tăng lên khoảng 4 lần.

Một số loài rắn khác cũng sử dụng chiến thuật đuôi tương tự khi đi săn, nhưng cách rắn đuôi nhện làm giả nhện đặc biệt tinh xảo. Theo dữ liệu ban đầu, chiến thuật của chúng hiệu quả nhất khi áp dụng cho các loài chim di cư, vốn không quen với những rủi ro khi bắt nhện ở vùng núi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Red river hog - Loài lợn bảnh bao nhất thiên nhiên

Red river hog - Loài lợn bảnh bao nhất thiên nhiên

Red river hog - Lợn lông đỏ là loài lợn hoang dã trong họ lợn sống ở Châu Phi. Nó hiếm khi được nhìn thấy ở xa rừng nhiệt đới và thường thích các khu vực gần sông hoặc đầm lầy.

Đăng ngày: 08/01/2024
Nguy cơ hải tượng long xâm chiếm vùng Amazon

Nguy cơ hải tượng long xâm chiếm vùng Amazon

Cá hải tượng long xâm nhập vùng Amazon thuộc Bolivia phàm ăn, nặng tới 200 kg, trở thành mối đe dọa với động vật bản địa nhưng lại là sản phẩm giá trị với ngư dân.

Đăng ngày: 07/01/2024
Top 3 loài chim có sở thích ăn thịt cá sấu: Số 1 còn săn cả rắn, là hậu duệ của khủng long!

Top 3 loài chim có sở thích ăn thịt cá sấu: Số 1 còn săn cả rắn, là hậu duệ của khủng long!

Có tới 3 loài chim có sở thích tìm kiếm những con cá sấu để ăn thịt.

Đăng ngày: 06/01/2024
Sức mạnh chiến đấu của hổ nguyên thủy đáng sợ đến mức nào?

Sức mạnh chiến đấu của hổ nguyên thủy đáng sợ đến mức nào?

Trải qua hàng triệu năm, loài hổ đã tiến hóa để phù hợp với môi trường sống. Bản năng săn mồi và sức mạnh thể lực của chúng có thay đổi?

Đăng ngày: 05/01/2024
Cá sấu 4m nhảy lên thuyền tấn công ngư dân

Cá sấu 4m nhảy lên thuyền tấn công ngư dân

Con cá sấu nhảy lên thuyền của một ngư dân ở Queensland với bộ hàm há to để tấn công nhưng bị mất thăng bằng và rơi xuống nước.

Đăng ngày: 04/01/2024
Loài chim nhỏ chỉ 71 gram cả gan mổ đầu diều hâu, kẻ săn mồi khét tiếng không dám phản kháng

Loài chim nhỏ chỉ 71 gram cả gan mổ đầu diều hâu, kẻ săn mồi khét tiếng không dám phản kháng

Thật bất ngờ, diều hâu dù to lớn hơn nhiều nhưng lại không dám đáp trả con chim nhỏ bé này.

Đăng ngày: 04/01/2024
Còng di cư đe dọa đầm lầy Bắc Mỹ

Còng di cư đe dọa đầm lầy Bắc Mỹ

Khí hậu ấm lên khiến những con còng đi xa hơn về phía bắc, tràn vào các đầm lầy muối và gây hại cho hệ sinh thái nơi này.

Đăng ngày: 04/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News