Thói quen ngủ lạ thường của các loài động vật
Nhiều loài động vật tập tính ngủ độc đáo như ngủ đứng, ngủ trong khi bơi hoặc không ngủ suốt vòng đời.
Cá heo vẫn bơi trong khi ngủ, còn gấu túi koala ngủ liên tục vào ban ngày và chợp mắt vào ban đêm.
- Cá nhà táng có kích thước khổng lồ, cơ thể dài tới 20,5 mét. Đặc biệt, loài vật khổng lồ này gần như không ngủ, hoặc giấc ngủ rất ngắn. Cá nhà táng ngủ đứng và không hề thở hay di chuyển trong khi ngủ.
- Hải âu thường không ngủ dài, dành phần lớn thời gian để săn mồi. Chúng chỉ có giấc ngủ ngắn và thậm chí ngủ trong khi đang bay.
- Hải mã là một trong những loài động vật lười biếng hay ham ngủ. Mỗi ngày loài vật này có thể ngủ tới 19 giờ. Hải mã có thể ngủ ở bất kỳ đâu và ngủ khi đang bơi, chỉ cần ngoi lên thở để lấy oxy.
- Rái cá biển hiếm khi ngủ một mình. Chúng ngủ theo đàn, thường nắm tay hay chồng lên nhau rồi ngủ. Thói quen ngủ này sẽ giúp đàn của chúng không bị trôi dạt theo dòng nước.
- Chồn đất được mệnh danh là sinh vật giành chức vô địch âu yếm trong thế giới động vật. Mỗi đàn chồn đất đều có khoảng 30 tới 40 con, gồm cả đực lẫn cái. Khi ngủ, cả đàn cũng sẽ ngủ chồng lên nhau, để giữ ấm cho cơ thể bằng nhiệt độ tỏa ra từ con khác, đồng thời bảo vệ con đầu đàn, luôn nằm trong cùng.
- Tuần lộc - vừa ăn vừa ngủ. Để vượt qua mùa đông dài và lạnh giá ở Bắc Cực, tuần lộc có cơ chế ngủ độc đáo mà ít loài có được: Chúng có thể vừa ngủ và vừa nạp năng lượng qua việc ăn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi mùa đông đến, tuần lộc dành khoảng 5 giờ cho giấc ngủ thông thường, khoảng 1 giờ cho giấc ngủ REM (hay giấc ngủ mắt chuyển động nhanh), và 3 giờ vừa ngủ vừa nhai lại thức ăn. Khả năng đa nhiệm này cho phép tuần lộc vừa chiết xuất dinh dưỡng từ thức ăn, đồng thời tiết kiệm năng lượng để sống sót qua mùa đông lạnh giá.
- Ngủ mở mắt: Một số loài không có mí mắt để nhắm, do vậy chúng phải mở mắt khi đang ngủ. Điển hình là rắn. Để bảo vệ mắt và ngăn chúng không bị khô, mắt rắn được bao phủ bởi các màng trong suốt. Một số loài như thỏ hay đà điểu lại có thói quen mở mắt khi ngủ. Đây là cơ chế phòng vệ tự nhiên, khiến các loài săn mồi khó nhận biết rằng chúng đã ngủ hay chưa.
Những điều kỳ lạ về giấc ngủ động vật
Những thói quen ngủ dị thường ở động vật
Vì sao loài động vật có "mũi thở" như cá voi lại ngủ được dưới nước?
Loading...
TIN CŨ HƠN

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.
Đăng ngày: 11/02/2025

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.
Đăng ngày: 03/02/2025

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.
Đăng ngày: 03/02/2025

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".
Đăng ngày: 28/01/2025

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.
Đăng ngày: 27/01/2025

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.
Đăng ngày: 22/01/2025

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?
Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.
Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm