Nguy cơ hải tượng long xâm chiếm vùng Amazon

Cá hải tượng long xâm nhập vùng Amazon thuộc Bolivia phàm ăn, nặng tới 200 kg, trở thành mối đe dọa với động vật bản địa nhưng lại là sản phẩm giá trị với ngư dân.

Không ai biết chính xác thời điểm cá hải tượng long (Arapaipma Gigas) lần đầu tới Bolivia. Nhiều chuyên gia tin rằng chúng thoát ra từ trang trại cá ở Peru, nơi chúng là động vật bản địa. Từ đây, chúng tràn ra các sông của Bolivia, BBC hôm 28/12 đưa tin.

Nguy cơ hải tượng long xâm chiếm vùng Amazon
Hải tượng long là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. (Ảnh: Sergio Ricardo de Oliveira).

Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, có thể dài tới 4m và nặng hơn 200kg. Theo ước tính, mỗi năm, hải tượng long lại xâm nhập sâu thêm 40km vào những con sông của vùng Amazon. Kích thước và sự phàm ăn biến chúng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng với cá bản địa, theo Federico Moreno, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên Thủy sinh thuộc Đại học Beni Autonomous.

"Chúng là loài cá sống theo lãnh thổ. Chúng chiếm lĩnh một vùng nước và dọa các loài bản địa tránh xa. Đó là một trong những vấn đề nghiêm trọng. Các loài khác chạy trốn khỏi kẻ săn mồi và tới những vùng nước khác, xa hơn nhiều và rất khó tiếp cận", Moreno cho biết.

Hải tượng long là loài háu ăn, theo nhà sinh vật học Fernando Carvajal, chuyên gia về loài cá này. "Trong những năm đầu đời, chúng tăng trưởng với tốc độ 10 kg mỗi năm. Điều đó nghĩa là chúng ăn rất nhiều cá", ông nói.

Không giống các loài cá săn mồi khác như cá piranha, hải tượng long có răng nhỏ, không quá sắc nhọn. Nhưng việc này không ngăn được chúng ăn piranha và nhiều loài cá khác, cùng với thực vật, động vật thân mềm và chim. Hải tượng long ăn mọi thứ như một chiếc máy hút bụi khổng lồ. Chúng cũng khiến bất cứ loài cá nào muốn ăn thịt con chúng phải sợ hãi.

Carvajal cho biết, chưa có dữ liệu chắc chắn về tác động của cá hải tượng long, nhưng theo các ngư dân, số lượng một số loài bản địa đang giảm dần. "Trong một hoặc hai thập kỷ tới, hải tượng long sẽ lan đến tất cả những khu vực tiềm năng mà loài vật này có thể sinh sống. Chúng tôi biết rằng trên thế giới, đa số trường hợp xâm lấn đều có hại cho thiên nhiên. Các loài xâm lấn được coi là nguyên nhân lớn thứ hai dẫn đến mất đa dạng sinh học, sau việc môi trường sống bị phá hủy", ông cảnh báo.

Tuy nhiên, với ngư dân địa phương, sự xuất hiện của cá hải tượng long cũng mang đến lợi ích lớn. Ngư dân Guillermo Otta Parum cho biết, ban đầu ông cảm thấy lo ngại, nhưng sớm nhận ra tiềm năng của chúng. "Khi mang con cá đầu tiên về, tôi sẽ tặng khách hàng những miếng nhỏ để họ ăn thử và cảm nhận hương vị", Parum nói. Hiện tại, chúng trở thành món ăn trên khắp Bolivia.

Thách thức với ngư dân là tìm kiếm cá hải tượng long trên vùng Amazon rộng lớn. Loài vật này có cơ quan giống phổi và phải thường xuyên ngoi lên hít thở không khí nên thích những vùng nước lặng. Chúng thích sống ở hồ và đầm phá, nhưng sẽ di cư khi cảm thấy nguy hiểm.

Các nhà khoa học như Moreno hy vọng việc đánh bắt giúp kiểm soát số lượng cá hải tượng long. "Hãy tiếp tục săn chúng, tiếp tục đánh bắt. Điều đó có thể duy trì sự cân bằng giữa các loài vật khác nhau", ông nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 3 loài chim có sở thích ăn thịt cá sấu: Số 1 còn săn cả rắn, là hậu duệ của khủng long!

Top 3 loài chim có sở thích ăn thịt cá sấu: Số 1 còn săn cả rắn, là hậu duệ của khủng long!

Có tới 3 loài chim có sở thích tìm kiếm những con cá sấu để ăn thịt.

Đăng ngày: 06/01/2024
Sức mạnh chiến đấu của hổ nguyên thủy đáng sợ đến mức nào?

Sức mạnh chiến đấu của hổ nguyên thủy đáng sợ đến mức nào?

Trải qua hàng triệu năm, loài hổ đã tiến hóa để phù hợp với môi trường sống. Bản năng săn mồi và sức mạnh thể lực của chúng có thay đổi?

Đăng ngày: 05/01/2024
Cá sấu 4m nhảy lên thuyền tấn công ngư dân

Cá sấu 4m nhảy lên thuyền tấn công ngư dân

Con cá sấu nhảy lên thuyền của một ngư dân ở Queensland với bộ hàm há to để tấn công nhưng bị mất thăng bằng và rơi xuống nước.

Đăng ngày: 04/01/2024
Loài chim nhỏ chỉ 71 gram cả gan mổ đầu diều hâu, kẻ săn mồi khét tiếng không dám phản kháng

Loài chim nhỏ chỉ 71 gram cả gan mổ đầu diều hâu, kẻ săn mồi khét tiếng không dám phản kháng

Thật bất ngờ, diều hâu dù to lớn hơn nhiều nhưng lại không dám đáp trả con chim nhỏ bé này.

Đăng ngày: 04/01/2024
Còng di cư đe dọa đầm lầy Bắc Mỹ

Còng di cư đe dọa đầm lầy Bắc Mỹ

Khí hậu ấm lên khiến những con còng đi xa hơn về phía bắc, tràn vào các đầm lầy muối và gây hại cho hệ sinh thái nơi này.

Đăng ngày: 04/01/2024
Những loài xâm hại tàn phá nước Mỹ

Những loài xâm hại tàn phá nước Mỹ

Nhiều loài xâm hại ở Mỹ đang đe dọa động thực vật bản xứ, phá hủy cơ sở hạ tầng, gây thiệt hại cho nông nghiệp và truyền bệnh cho con người.

Đăng ngày: 03/01/2024
Lợn bướu bố chạy trốn bỏ lại gia đình cho báo hoa mai

Lợn bướu bố chạy trốn bỏ lại gia đình cho báo hoa mai

Lợn bướu bố chạy ra khỏi hang trước tiên, trong khi lợn bướu mẹ và 2 con non không kịp thoát khỏi móng vuốt của báo hoa mai.

Đăng ngày: 02/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News