Loại rau được ví "như tác phẩm nghệ thuật", vừa bổ tim vừa chống ung thư tự nhiên

Loại rau này có hình dáng vô cùng lạ mắt, có tác dụng góp phần ngăn ngừa nhiều loại ung thư, tốt cho xương khớp và tiêu hóa.

Bông cải xanh Romanesco có vẻ bề ngoài xoắn ốc vô cùng đặc biệt khiến nhiều người cho rằng nó quá đẹp để ăn, thậm chí còn ví loại rau này như một tác phẩm nghệ thuật. Bông cải xanh Romanesco còn được gọi là súp lơ La Mã, súp lơ san hô có nguồn gốc từ miền Bắc nước Ý, thường được thu hoạch vào cuối thu hoặc mùa đông. Không chỉ đẹp mắt, ngon miệng, loại rau này còn vô cùng bổ dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Giảm nguy cơ ung thư

Loại rau được ví như tác phẩm nghệ thuật, vừa bổ tim vừa chống ung thư tự nhiên
Bông cải xanh Romanesco chứa đựng rất nhiều hoạt chất có khả năng chống oxy hóa cao.

‏Các nghiên cứu cho thấy, bông cải xanh Romanesco chứa đựng rất nhiều hoạt chất có khả năng chống oxy hóa cao như vitamin C và carotenoids lutein, zeaxanthin và beta-carotene giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, tiêu diệt các gốc tự do có hại. ‏

‏Những loại rau cùng họ súp lơ như bông cải xanh Romanesco được chứng minh có khả năng làm chậm sự phát triển của các khối u và chống lại ung thư, đặc biệt là ung thư bàng quang, vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng và ruột kết. Chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất còn chống lại stress oxy hóa, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và nhiều bệnh mãn tính khác.‏

Tốt cho mắt

‏Súp lơ san hô chứa nhiều vitamin A, B, C và K, mangan, magie, protein, phốt pho, kali và axit béo omega 3. Trong đó, vitamin A giúp tăng cường sức khỏe của mắt và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng cũng như các vấn đề về mắt liên quan đến tuổi tác. Ngoài ra hàm lượng Vitamin C và beta-carotene trong súp lơ Romanesco góp phần duy trì đôi mắt khỏe mạnh.‏

Cải thiện sức khỏe tim mạch, tuần hoàn máu

‏Omega 3 và chất xơ trong bông cải xanh Romanesco tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát huyết áp và mức cholesterol. Chất xơ trong loại rau này cũng có tác dụng góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, xơ vữa động mạch,...‏

‏Bông cải xanh Romanesco rất giàu chất sắt và folate, giúp tăng sản xuất hồng cầu, cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Sự gia tăng lưu thông cũng có thể giúp ích cho não bằng cách cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng cho cơ quan thần kinh. ‏

Tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe xương

‏Các khoáng chất và vitamin có trong súp lơ san hô có tác dụng hỗ trợ chức năng miễn dịch, ngăn chặn các chất độc có hại xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt là lượng vitamin C dồi dào được coi là "vũ khí tối ưu" của hệ thống miễn dịch.‏

‏Bông cải xanh Romanesco là nguồn cung cấp magiê, vitamin K, kali, phốt pho và kẽm là những chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho chức năng xương khỏe mạnh. Vitamin A và C cũng góp phần giúp xương khỏe mạnh. Nhờ hàm lượng sulforaphane, loại rau này còn giúp ích cho người đang mắc bệnh viêm khớp bằng cách hạn chế sự tiết ra các enzym có thể dẫn đến sưng khớp và nhiễm trùng.

Loại rau được ví như tác phẩm nghệ thuật, vừa bổ tim vừa chống ung thư tự nhiên
 Bông cải xanh Romanesco rất tốt cho sức khỏe đường ruột.‏

Kiểm soát lượng đường trong máu

‏Chất xơ và chất chống oxy hóa trong loại rau này giúp hỗ trợ giảm lượng đường trong cơ thể, giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2012 của các nhà khoa học Mỹ chứng minh các loại rau như súp lơ san hô làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, đặc biệt ở các bệnh nhân tiểu đường type 2.‏

‏Ngoài những lợi ích kể trên, bông cải xanh Romanesco còn rất tốt cho sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa táo bón và kiềm chế cảm giác thèm ăn nên phù hợp cho những người đang có ý định giảm cân. Loại rau này còn được chứng minh cải thiện sức khỏe phổi, hỗ trợ cơ bắp, làm sạch thận tự nhiên.

Bông cải xanh Romanesco có thẻ ăn sống hoặc chế biến tương tự như súp lơ xanh và súp lơ trắng, trộn salad hoặc xào để bổ sung một món ăn dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày của bạn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cách nấu ăn có thể gây bệnh cho cả nhà

Những cách nấu ăn có thể gây bệnh cho cả nhà

Nhiều người cho rằng đồ ăn ngoài không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số sai lầm khi nấu ăn cũng có thể gây hiểm họa cho cả gia đình, thậm chí có khả năng gây ung thư.

Đăng ngày: 21/10/2023
Lợi ích của quả việt quất - loại trái cây được mệnh danh

Lợi ích của quả việt quất - loại trái cây được mệnh danh "giàu dinh dưỡng" nhất thế giới

Loại quả này không chỉ có hương vị thơm ngon, mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa.

Đăng ngày: 21/10/2023
Phương pháp mới giúp chẩn đoán nhanh chứng nhồi máu cơ tim

Phương pháp mới giúp chẩn đoán nhanh chứng nhồi máu cơ tim

Bằng cách so sánh lượng phân tử troponin dài với tổng lượng troponin đo được trong các xét nghiệm truyền thống, các bác sỹ có thể tính ra tỷ lệ, từ đó chẩn đoán chứng nhồi máu cơ tim chính xác hơn.

Đăng ngày: 20/10/2023
Top 7 món ăn có lợi cho tuyến giáp

Top 7 món ăn có lợi cho tuyến giáp

Sữa và sữa chua, động vật có vỏ, cá giàu iốt, thịt gà và thịt bò nhiều kẽm thúc đẩy cơ thể sản xuất hormone tuyến giáp.

Đăng ngày: 20/10/2023
Tía tô đất: Thảo dược giá rẻ cho ngày giao mùa

Tía tô đất: Thảo dược giá rẻ cho ngày giao mùa

Tía tô đất (bạc hà chanh) có tên tiếng Anh là Lemon Balm (tên khoa học là Melissa officinalis), là một thành viên của họ bạc hà với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là thời điểm giao mùa.

Đăng ngày: 20/10/2023
Loại quả xưa chỉ mọc dại, nay là hàng hiếm ở chợ Việt, giúp kiểm soát đường huyết cực tốt

Loại quả xưa chỉ mọc dại, nay là hàng hiếm ở chợ Việt, giúp kiểm soát đường huyết cực tốt

Từng là quả dại, khi " xuống phố", loại quả này có mức giá khá cao. Song đây là loại quả mang nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Đăng ngày: 19/10/2023
Loại quả dài cả mét, giàu canxi không kém gì sữa, vừa là “vua bổ xương”, vừa kháng ung thư từ bên trong

Loại quả dài cả mét, giàu canxi không kém gì sữa, vừa là “vua bổ xương”, vừa kháng ung thư từ bên trong

Loại thực vật này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng với đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn... có nguồn gốc từ Nam Á, hiện được trồng rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc.

Đăng ngày: 19/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News