Loài tảo biển giết người trong tích tắc xuất hiện tại 6 bãi biển nước Pháp

Mùa hè qua, 6 bãi biển vùng Brittany, Pháp đã phải đóng cửa vì một lượng lớn loài tảo biển vô cùng nguy hiểm tích tụ.

Lượng tảo biển khiến một trung tâm xử lý rác thải, nơi chúng được làm khô và phân hủy, phải đóng cửa vì mùi tảo toát ra vô cùng khó chịu. Những người dân địa phương cũng phàn nàn rằng mùi tảo hôi thối đến mức khiến họ mất ngủ cả đêm. 

Nguyên cớ cho sự phát triển của loài tảo chết người

Trong nhiều thập kỷ qua, một lượng tảo xanh chết người đã tích tụ tại những vùng vịnh nước nông dọc bờ biển miền Tây Bắc vùng Brittany của nước Pháp. Nhiều nhà hoạt động môi trường cho rằng sự sinh sôi bất thường của một lượng lớn loài tảo xanh này có liên quan đến lượng nitrate sử dụng trong phân bón và chất thải từ ngành chăn nuôi gia súc của vùng bị đổ trực tiếp qua các con sông và từ đó ra biển. Khi nhóm tảo này phân hủy, các túi khí ga độc đến chết người sẽ mắc kẹt dưới lớp tảo dày bên trên. Lượng tảo xanh đặc biệt phát triển tại các vùng vịnh nước nông, nơi ánh sáng chiếu đến được.

Loài tảo biển giết người trong tích tắc xuất hiện tại 6 bãi biển nước Pháp
Một người phụ nữ nhìn ra các dãy nhà bị tuyên bố không tiếp cận vì tảo độc tại bãi biển Valais, thuộc Saint-Brieuc.

Vào thời kỳ hậu chiến, vùng Brittany trở thành trung tâm chủ đạo của ngành công nghiệp trồng trọt và chăn nuôi tại Pháp. Tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng lượng đất đai nông nghiệp của Pháp, Brittany sản xuất hơn một nửa số sản phẩm nông nghiệp của nước này gồm các loại trứng, sữa và thịt. Vùng này thậm chí còn có nhiều lợn chăn nuôi hơn dân số. Lo ngại về sự nảy nở của tảo biển vì hóa chất nitrates từ quá trình thâm canh xuất hiện lần đầu vào năm 1971 thế kỷ trước. 

Hệ quả từ việc thâm canh và đổ phế thải ra sông, biển

Sự bức xúc đối với vấn đề tảo biển dâng cao hơn khi gia đình của một người đàn ông chết trong đống bùn tảo hôi thối tại cửa sông Gouessant năm 2016 đã chính thức khởi kiện chính quyền địa phương vào tháng 6-2019. Gia đình cho rằng các nhà chức trách đã rũ bỏ trách nhiệm của mình khi không có những nỗ lực cụ thể nhằm ngăn chặn sự xâm lấn của loài tảo này và đã không cảnh báo đúng mức độ nguy hiểm của chúng cho người dân. 

Jean-Rene Auffray (50 tuổi) - một người đàn ông khỏe mạnh và luôn dành buổi chiều chạy bộ đường trường từ căn nhà của mình bên hông bờ biển Hillion. Vào chiều muộn một ngày năm 2016, khi thấy con chó của Auffray trở về một mình, vợ và các con ông lập tức đi tìm. Nơi họ tìm thấy ông cũng là nơi năm năm trước đó xảy ra cái chết của hơn 30 con lợn rừng trong đám bùn tảo tích tụ. Thi thể của ông Auffray đã không lập tức được kiểm tra pháp y cho đến vài tuần sau đó khiến khí gas độc gây nên cái chết của ông không thể được xác định. 

Năm ngoái, cái chết của một người đàn ông khác - Thierry Morfoisse cũng được tòa án phán quyết là tai nạn nghề nghiệp liên quan đến tảo biển. Morfoisse đột ngột chết khi đang lái xe tải chở lượng tảo thu thập từ một bãi biển vào năm 2009. Thierry Burlot, Phó Chủ tịch Hội đồng khu vực Brittany phụ trách về vấn đề môi trường cho biết các sáng kiến của chính quyền đã giảm thiểu một lượng lớn nitrate nằm trong hệ thống nước của vùng trong những năm gần đấy, với lượng nitrate tại vịnh Saint-Brieuc đặc biệt đã giảm được hơn một nửa. 

Nhà khoa học Sylvain Ballu thuộc trung tâm địa phương chuyên theo dõi vấn đề tảo xanh Ceva cho hay dù đã có những dấu hiệu tích cực về lượng nitrate suy giảm, Chính phủ vẫn cần phải tiếp tục giảm mạnh lượng nitrate này xuống nữa. 

“Brittany có đường bờ biển trải dài gần 2,700km, với 5% khu vực này bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tảo biển. 15 năm trước, tại thời điểm thấp nhấp, chúng tôi thu gom được 30.000 tấn tảo mỗi năm từ một số bãi biển tại Côtes d’Armour. Bây giờ, con số là 10.000 tấn trong một năm...”. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bật mí về loại rau đắt nhất hành tinh, giá lên tới 26 triệu đồng/kg

Bật mí về loại rau đắt nhất hành tinh, giá lên tới 26 triệu đồng/kg

Để được thưởng thức món ăn từ chồi hoa bia, thực khách phải chi ra vài triệu đồng cho một món rau.

Đăng ngày: 23/09/2019
Loại virus lây nhiễm qua đường tình dục có thể gây ung thư miệng, hậu môn và cổ tử cung

Loại virus lây nhiễm qua đường tình dục có thể gây ung thư miệng, hậu môn và cổ tử cung

Virus này có thể làm lây lan các bệnh qua đường tình dục và ảnh hưởng tới ít nhất 1/2 số người trong độ tuổi hoạt động tình dục.

Đăng ngày: 23/09/2019
Phát hiện loài cây mới ở dãy Trường Sơn

Phát hiện loài cây mới ở dãy Trường Sơn

Các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế vừa phát hiện một loài cây gỗ lớn mới ở dãy núi Trường Sơn thuộc miền Trung nước ta và đặt tên là đua đũa Trường Sơn.

Đăng ngày: 23/09/2019
Phát hiện quần thể cây thiết sam quý hiếm ở Lào Cai

Phát hiện quần thể cây thiết sam quý hiếm ở Lào Cai

Sáng 20/9, ông Ngô Kiên Trung, Trưởng ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát (Lào Cai) cho biết, đơn vị vừa phát hiện quần thể cây thiết sam quý hiếm tại Tiểu khu 62 của khu bảo tồn thiên nhiên này.

Đăng ngày: 21/09/2019
Đây là những gì xảy ra khi một con kiến đốt bạn, chẳng trách lại đau đến vậy

Đây là những gì xảy ra khi một con kiến đốt bạn, chẳng trách lại đau đến vậy

Bạn đã bao giờ bị kiến đốt hay chưa? Trên thực tế, lũ kiến không cắn bạn bằng răng của chúng.

Đăng ngày: 20/09/2019
Muỗi cái không chịu

Muỗi cái không chịu "yêu đương" với muỗi đực biến đổi gene, dự án tiêu diệt loài muỗi thất bại

Chương trình thử nghiệm nhằm giảm số lượng muỗi bằng muỗi đực biến đổi gene tại một thị trấn ở Brazil đã không thành công như dự tính của các nhà khoa học vì một nguyên nhân rất bất ngờ.

Đăng ngày: 19/09/2019
Vi khuẩn kháng kháng sinh ảnh hưởng đến… cá heo

Vi khuẩn kháng kháng sinh ảnh hưởng đến… cá heo

Cá heo trong tự nhiên đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các loại vi khuẩn kháng kháng sinh - điều tưởng chỉ xảy ra ở người.

Đăng ngày: 19/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News