Loài tảo biển hủy diệt đang sinh sôi với tốc độ chóng mặt tại New Zealand

Tảo hủy diệt có thể sống được điều kiện môi trường ấm và ẩm khoảng hơn 1 tuần mà không cần nước, trở thành mối đe dọa với nhiều vùng biển khi bị chúng xâm lấn và phá vỡ hệ sinh thái.

Loài tảo biển hủy diệt đang sinh sôi với tốc độ chóng mặt tại New Zealand
Tảo Caulerpa taxifolia, đang sinh sôi với tốc độ "chóng mặt" tại New Zealand. (Ảnh minh họa: noaa fisheries).

Chính phủ New Zealand đã phân bổ 5 triệu AUD (tương đương 3,1 triệu USD) nhằm đẩy nhanh nghiên cứu các kỹ thuật ngăn chặn tảo biển caulerpa - có tên khoa học là Caulerpa taxifolia, đang sinh sôi với tốc độ "chóng mặt" tại nước này.

Trong một phát biểu ngày 23/2, Bộ trưởng An ninh Sinh học Andrew Hoggard nhấn mạnh người dân New Zealand rất coi trọng môi trường biển và quốc gia này cần tiếp tục nỗ lực nhằm triệt tiêu loài tảo Caulerpa taxifolia - được gọi là "tảo hủy diệt."

Ông nêu rõ khoản tiền trên sẽ được đầu tư vào công nghệ nhằm ngăn chặn tảo biển caulerpa sinh sôi và sau đó tìm cách loại bỏ loài này ở những khu vực bị ảnh hưởng.

Theo Bộ trưởng Hoggard, việc bổ sung kinh phí sẽ giúp các cơ quan chức năng New Zealand phát triển hơn nữa công nghệ nạo vét và hút tảo ở khu vực Northland.

Mặc dù vậy, ông cũng thừa nhận rằng đây là một "cuộc chiến cam go" do chưa quốc gia nào có thể xóa sổ hoặc kiểm soát được sự lan rộng của loài tảo caulerpa ngoại lai.

Tảo hủy diệt Caulerpa taxifolia thực sự trở thành mối đe dọa với nhiều vùng biển khi bị chúng xâm lấn và phá vỡ hệ sinh thái. Chúng thực chất là một loại rong biển, có thể sống được điều kiện môi trường ấm và ẩm khoảng hơn 1 tuần mà không cần nước. Chúng bám dính vào các vật dụng như đồ lặn, lưới, mỏ neo...

Trong quá trình phát triển, tảo Caulerpa taxifolia sản sinh ra một loại độc tố khiến các sinh vật biển khác không thể ăn chúng được và chúng phát triển cực kỳ nhanh.

Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã phải đưa loài tảo này vào “Danh sách 100 loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất thế giới”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loài sứa lạ gần Nhật Bản có thể chứa vô số nọc độc và 240 xúc tu!

Phát hiện loài sứa lạ gần Nhật Bản có thể chứa vô số nọc độc và 240 xúc tu!

Loài sứa kỳ lạ vừa được một nhóm nhà khoa học Nhật Bản và Brazil tìm thấy ở Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 25/02/2024
Khối đá biển biển cao nhất thế giới, nơi sinh sống của loài côn trùng có hành vi cực kỳ bất thường

Khối đá biển biển cao nhất thế giới, nơi sinh sống của loài côn trùng có hành vi cực kỳ bất thường

Dryococelus australis, là một loài bọ que sống tại nhóm đảo Lord Howe. Nó từng được coi là đã tuyệt chủng năm 1920, và đã được tái phát hiện vào năm 2001.

Đăng ngày: 23/02/2024
Giải mã bí ẩn đằng sau tiếng hát của cá voi dưới biển sâu

Giải mã bí ẩn đằng sau tiếng hát của cá voi dưới biển sâu

Cá voi tạo ra âm thanh đủ lớn để truyền đi dưới đại dương, nhưng bí ẩn đằng sau việc phát ra âm thanh dưới nước vẫn chưa được biết tới.

Đăng ngày: 23/02/2024
Động vật có vú ngủ dưới nước như thế nào?

Động vật có vú ngủ dưới nước như thế nào?

Một số loài động vật biển có vú như cá heo chọn cách ngủ một nửa não trong khi cá nhà táng ngủ dựng đứng trong lòng biển.

Đăng ngày: 23/02/2024
Đâm thủng tàu ngầm và dám chiến đấu với con người: Sinh vật từng bé như hạt gạo này đã làm như thế nào?

Đâm thủng tàu ngầm và dám chiến đấu với con người: Sinh vật từng bé như hạt gạo này đã làm như thế nào?

Cá kiếm hay cá đao (danh pháp khoa học: Xiphias Gladius) là loài cá săn mồi lớn, thường sống tại các đại dương ấm áp và ôn đới trên khắp thế giới.

Đăng ngày: 22/02/2024
Ngày càng nhiều cá voi bị mắc cạn trong vịnh Osaka, Nhật Bản

Ngày càng nhiều cá voi bị mắc cạn trong vịnh Osaka, Nhật Bản

Cơ quan quản lý cảng địa phương cho biết tất cả cá voi đi lạc vào vịnh Osaka đều đã chết sau khi không thể quay trở lại Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 22/02/2024
Phát hiện chai bia nguyên vẹn ở điểm sâu nhất Trái đất

Phát hiện chai bia nguyên vẹn ở điểm sâu nhất Trái đất

Bên dưới vực thẳm Challenger ở Thái Bình Dương, các nhà khoa học bất ngờ phát hiện một chai bia còn nguyên vẹn.

Đăng ngày: 21/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News